Ban đầu tôi nghĩ họ không lì xì lại con mình nên cũng thấy có vẻ hơi lạ nhưng lại không dám hỏi bà.
Mấy ngày Tết, hai vợ chồng cũng tiêu kha khá tiền, nhất là khoản tiền lì xì cho người già và trẻ nhỏ. Tính đi tính lại cũng chẳng còn dư ra được mấy. Chỉ có mấy đồng bạc còn sót lại để tiêu nốt tháng Giêng rồi lại tiếp tục chiến đấu với công việc, tích cóp cho năm mới. Nghĩ mà cũng nản vì mỗi năm, Tết là tiêu hết rất nhiều tiền.
Lẽ ra, mình đi mừng tuổi con người ta, thì người ta mừng tuổi lại con mình, coi như cũng bớt được phần nào. Nhưng khổ tâm lắm, năm mới đã nói về chuyện nhà chồng, nhất là mẹ chồng thì quả là không hay. Nhưng không nói thì không được. Ai đời, mẹ chồng đòi thu hết tiền lì xì của cháu. Đặc biệt là, những người đến chơi mà bố mẹ cháu không có nhà, cho đi chơi, gửi bà cầm là bà ỉm đi, không nói gì.
Ban đầu tôi nghĩ họ không lì xì lại con mình nên cũng thấy có vẻ hơi lạ nhưng lại không dám hỏi bà. Mấy hôm sau, gọi điện nói chuyện với họ, họ nói là có gửi tiền lì xì chỗ bà nội thì tôi mới tá hỏa là tí nữa thì hiểu lầm người ta. Cũng hỏi lại bà xem họ lì xì bao nhiêu cũng là để nhắc bà đưa lại cho cháu. Nhưng, bà có vẻ không hài lòng, càu nhàu, bà bảo ‘có vài đồng, đáng bao nhiêu mà hỏi. Mà tao cũng không nhớ là bao nhiêu nữa, tao cầm lẫn cả tiền của tao rồi. Với lại, cũng lì xì lại con cái nhà người ta hết’.
Năm đầu làm dâu đã thấy mẹ chồng lạ lạ. Ngay hôm mùng 1 khách tới nhà, bà cứ bế cháu ra. (Ảnh minh họa)
Nghĩ cho cùng, chẳng đáng là bao nhưng khoản bà lì xì là tiền của bà, còn khoản của cháu vẫn là của cháu. Bố mẹ cháu đã đi mừng tuổi con người ta rồi thì bây giờ, bố mẹ cháu nhận lại cũng là đương nhiên. Có lý do gì mà bà lại giữ. Hay bà nghĩ, bà cũng mừng tuổi con cháu nhà người ta nên tiền này là phải do bà giữ. Xưa nay làm gì có chuyện đó.
Năm đầu làm dâu đã thấy mẹ chồng lạ lạ. Ngay hôm mùng 1 khách tới nhà, bà cứ bế cháu ra. Có người nào lì xì bà cũng cầm luôn rồi đút vào túi bà. Tôi thì nghĩ đơn giản, bà không muốn đưa tiền trước mặt người khác nên cất đi rồi đưa lúc khác. Nghĩ thế cho tới tận ngày hôm nay, hết Tết, không thấy bà đưa lại một đồng nào. Mà bà rất hay giành bế cháu, để được nhận lì xì của người ta. Bây giờ thì tôi đã hiểu lý do vì sao, cứ có khách vào là bà bế cháu ra ngoài.
Đã tính là, lấy tiền lì xì để mua cho con ít đồ chơi cũng là tiện mua cho con cái xe để con tập đi lại. Nhưng con dâu có gợi ý như vậy thì mẹ chồng vẫn nhất định giữ hết tiền lì xì của cháu, không bỏ ra một đồng.
Đây là việc chính đáng, hỏi mẹ chồng cũng không có gì ngại vì là tiền của cháu được người ta lì xì để hay ăn chóng lớn. Nhưng mẹ chồng vẫn có vẻ không chịu hiểu hoặc cố tình không hiểu để làm khó con cái. Thật sự quá mệt mỏi luôn.
Thật sự, tôi bắt đầu có cảm giác khó sống ngay trong chính căn nhà mà tôi đã gắn bó gần 1 năm qua. (Ảnh minh họa)
Tôi có nói với chồng chuyện này, anh cũng ngần ngừ rồi bảo chẳng đáng bao nhiêu. Tôi cũng đâu phải nói là to tát này kia. Cũng không đáng bao nhiêu thật nhưng về lí về lẽ thì không thể nào để bà giữ hết như thế. Bà cũng không biết sống, ai lại đi thu hết tiền mừng tuổi của cháu mình trong khi người ta đến nhà chơi, mình cũng mừng tuổi con cái người ta nhiều rồi, mà là bố mẹ cháu mừng có phải bà mừng đâu.
Nói là bà nội tham thì hơi quá nhưng không còn biết dùng từ nào để nói về việc này. Nếu không phải vậy, bà phải nên hiểu, bà không nên giữ tiền lì xì của cháu như thế. Bà làm vậy thì không thể nào khiến con dâu phục bà, cũng không thể khiến con dâu thoải mái sống được với bà chung một nhà. Thật sự, tôi bắt đầu có cảm giác khó sống ngay trong chính căn nhà mà tôi đã gắn bó gần 1 năm qua.