Từ xưa đến nay, các quý tộc vương thất đều đặc biệt xem trọng khuôn mặt. Vì vậy, việc chọn phi nạp thiếp quan trọng như thế, tuyệt đối không thể tách rời việc coi tướng mặt.
Tại Trung Quốc cổ đại, hoàng đế là những vị chúa tể thâu tóm thiên hạ, sở hữu thế lực, của cải khổng lồ, quyền uy tuyệt đối. Do đó, các vị hoàng đế thường nạp nhiều phi tần để có nhiều con cháu nỗi dõi nhằm duy trì vương nghiệp.
Từ xưa đến nay, các quý tộc vương thất đều đặc biệt xem trọng khuôn mặt. Vì vậy, việc chọn phi nạp thiếp quan trọng như thế, tuyệt đối không thể tách rời việc coi tướng mặt. Người mang trọng trách tiến phi cho hoàng đế bắt buộc phải quan sát tỉ mỉ ngũ quan, tóc, da, ngữ điệu, dáng đi… của những xử nữ tiến cung, trong đó “nốt ruồi đón lệ” là điều kiêng kỵ nhất.
Chân dung Vương Chiêu Quân.
Theo truyền thuyết dân gian, Vương Chiêu Quân vốn là một cô gái xinh đẹp, thông minh khác thường, cầm kỳ thi họa đều tinh thông. Chiêu Quân vốn người chính trực, sau khi được chọn tiến cung, từ chối hối lộ dẫn đến kết quả bị họa sư Mao Diên Thọ do tham của cải mà âm mưu điểm “nốt ruồi đón lệ” lớn trên bức chân dung, biến nàng thành tướng khắc phu.
Đương nhiên, hoàng đế vô cùng kiêng kỵ điều này. Vì vậy, Vương Chiêu Quân bị đày vào lãnh cung ba năm, không có duyên gặp vua.
Về phần Chiêu Quân, nàng không hiểu tại sao tranh nộp lên đã lâu nhưng không được Hán Nguyên đế vời vào ân sủng. Từ đó, Chiêu Quân chỉ biết khóc thầm trong cung, than thở với ánh trăng qua tiếng đàn ai oán.
Vào năm 33 trước công nguyên, thủ lĩnh Hung Nô ở phương Bắc là Hồ Hàn Tà chịu thần phục nhà Hán và xin được cầu thân. Khi Hán Nguyên Đế tuyển chọn trong phi tần hậu cung thì Vương Chiêu Quân chủ động xin được cống Hồ. Tương truyền khi Hồ Hàn Tà gặp Chiêu Quân, thấy nàng xinh đẹp khác thường thì vô cùng say đắm.
Hồ Hàn Tà say đắm Vương Chiêu Quân ngay từ cái nhìn đầu tiên.
Nguyên Đế cũng giật mình sững sờ không ngờ hậu cung vốn có người dung mạo xinh đẹp như vậy. Hán Nguyên Đế hối hận vô cùng, muốn giữ lại nhưng không thể thất tín, bèn thưởng Chiêu Quân những vật quý giá như hai vạn tám ngàn xấp gấm lụa, một ngàn sáu vạn cân bông cùng vàng bạc, đá quý…, và đích thân tiễn ra ngoài Trường An vài dặm.
Sau khi Chiêu Quân ra cửa ải, Hán triều và Hung Nô hai nước đoàn kết hòa thuận, ngoài biên ải luôn được hòa bình thịnh vượng trong mấy mươi năm.