Tôi cứ mừng 20 nghìn thì chị lại mừng 50 rồi bảo: 'cô đi làm lắm tiền thế mà ki bo, mừng 20 nghìn thì mừng làm gì...'
Ngày tôi về nhà chồng, tất cả đều ở chung trong một căn nhà 3 tầng. Tuy rộng rãi nhưng lại cảm thấy chật hẹp vì cuộc sống chung đụng khá là khó khăn. Tôi mệt mỏi vì ra vào đã đập mặt vào anh chồng, chị dâu chồng. Cuộc sống nếu như thuận hòa thì không nói làm gì, đằng này, chị dâu chồng và tôi cũng không hợp nhau. Được ông anh chồng thì suốt ngày bênh vợ cũng nản cả người.
Vợ chồng tôi ở tầng 2, còn chị ở tầng 3. Ngày nào chị đi qua cũng loa ầm lên, nói to như loa phát thanh làm con tôi đang ngủ thì tỉnh giấc khóc ầm lên. Và việc của tôi là phải ru con ngủ, rồi lại vất vả bế ẵm khi đang say giấc.
Có lúc đi về khuya, chị cho các con về nhà rồi vào nhà tắm tắm gội ầm ầm. Tôi bực mình bảo chồng ra nhắc nhở vì con đang ngủ thì chị cau có mặt mày bảo 'cô chú sướng nhỉ, suốt ngày được ngủ sớm, còn chị bận rộn tối ngày'. Mà chị bận gì cho cam. Chị suốt ngày kiếm cớ đợi chồng vì đi chung xe, đi làm xa nên về muộn. Con cái thì vứt cho ông bà nội trông nom từ sáng tới tới. Mọi việc trong nhà ngoài mẹ chồng tôi thì có tôi, về sớm là phải vào bếp dọn dẹp, cơm nước cho cả nhà.
Mọi việc trong nhà ngoài mẹ chồng tôi thì có tôi, về sớm là phải vào bếp dọn dẹp, cơm nước cho cả nhà. (Ảnh minh họa)
Những ngày tháng sống chung với nhà chồng quả thật vô cùng mệt mỏi. Tôi không phải người tính toán, nhỏ nhen ích kỉ nhưng tôi cũng đi làm cả ngày, tại sao cứ phải về phục vụ nhà chồng. Tôi vô cùng chán. Có lúc muốn nghỉ ngơi, có lúc muốn về nhà ngủ một giấc sau một ngày làm việc mệt mỏi cũng phải vào bếp mà nấu nướng. Mà đâu phải nấu ít, nấu cho cả nhà gần chục miệng ăn. Từ bố mẹ chồng, vợ chồng hai nhà đến các cháu. Bà nội thì nói phải chăm con của chị dâu nên không làm việc được, thế là lại đến tay tôi...
Nhưng chị dâu được cái khéo miệng. Dù không làm gì nhưng cứ về là chị lại nịnh hót chồng và mẹ chồng. Chị không hết lời khen mẹ chồng, thi thoảng lại biếu tiền bà. Thật ra, chị có tiền, nhiều hơn tôi nhưng lại luôn tỏ ra nghèo khó. Mà nghèo khó còn không tiếc tiền biếu bà thì bà mừng là phải.
Thi thoảng chị lại biếu mẹ chồng vài triệu là bà vui lắm. Còn tôi thì sắm sửa mọi thứ trong nhà mà mẹ chẳng nhìn ra. Biếu được mẹ vài triệu thì mẹ lại sắm cho cả nhà, mua đồ ăn các thứ mà bà đâu thể hiểu. Cứ cho là chuyện biếu xén đó là người có ý thức, khéo léo nhưng tôi không thích nịnh hót kiểu như vậy. Tôi đã đóng góp cho gia đình từ tiền điện nước, ăn uống, sữa sãi cũng mua cho bà uống, bà còn tính toán gì với tôi? Có lẽ, mẹ chồng không nhìn ra tấm chân tình của người con dâu này.
Mẹ chồng cũng vì chị dâu biếu nhiều tiền hơn mà trở mặt với tôi, lại bảo tôi tiết kiệm, không biết chăm sóc bố mẹ chồng, mang tiếng quanh năm ở nhà chồng. Chị dâu cũng ở nhà chồng, có thua kém gì tôi. Chỉ là, thời gian chị ở nhà ít hơn tôi vì đi sớm về khuya, con bỏ cho bà trông. Còn tôi thì đi muộn về sớm. Tôi và mẹ chồng giáp mặt nhau nhiều hơn.
Chính vì cái sự quanh năm ở chung với bố mẹ chồng, mua sắm biết bao nhiêu thứ, từ đào, từ quất, từ bánh kẹo nên tôi mới không thể biếu mẹ nhiều. Mẹ đâu có hiểu, lại nghĩ vài triệu của chị dâu là to nhưng thấm vào đâu so với sô tiền tôi đã bỏ ra để sắm sửa cho cả nhà? Tết rồi, tôi đã sắm hết bao nhiêu tiền mẹ có hiểu không? Mẹ lại còn chê bai tôi không biếu mẹ được mấy triệu tiêu Tết. Thử hỏi, anh chồng và chị dâu có sắm cho mẹ được cành đào hay bông hoa? Hay mọi việc đều đến tay con dâu thứ?
Thế mà hôm đó bà về lẩm bẩm suốt. Bảo là con dâu cả có ý thức, biết mua mặt cho mẹ chồng trước mặt quan khách. (Ảnh minh họa)
Chị ta cứ báo cáo bận, trốn biệt, rồi về quê ngoại sắm Tết cho bố mẹ đẻ mà bỏ bê bố mẹ chồng. Tôi cảm thấy chán nản, mệt mỏi, nhiều khi muốn buông xuôi. Nhưng lại sợ chồng bất hòa nên cũng cố nhịn cho xong chuyện.
Tết rồi, khách đến nhà rất đông, chị nhằm lúc đó rút ra 1 triệu mừng tuổi mẹ. Thế là bà mát mặt với bà con xóm giềng. Tối hôm trước, tôi chỉ mừng mẹ 200 nghìn. Vì suy cho cùng, tiền mừng tuổi là cái tâm, ai tính thiệt hơn làm gì. Bà là người mẹ cao thượng thì cũng không bao giờ tính vài động tiền lì xì với con gái.
Thế mà hôm đó bà về lẩm bẩm suốt. Bảo là con dâu cả có ý thức, biết làm cho mẹ nở mày nở mặt trước mặt quan khách. Xem ra tôi không còn vị trí trong lòng mẹ chồng vì chị dâu quá khéo léo, khéo léo một cách giả tạo. Tôi đâu thể làm như thế, với lại, mừng tuổi rồi còn mừng gì nữa?
Dường như chị dâu thích ganh đua với tôi trong chuyện mừng tuổi. Chị thích làm xấu mặt tôi trước nhiều người. Nên hôm mùng 1 Tết, có mấy đứa cháu nhà nội tới chơi. Thấy tôi mừng 20 nghìn, chị lập tức ra mừng 50 nghìn rồi còn chìa tiền ra cho cả thiên hạ nhìn. Nếu chị không nói gì thì tôi cũng không nghĩ. Đằng này chị bảo tôi, 'cô đi làm lắm tiền thế mà mừng tuổi chúng nó lìu tìu vậy, giờ còn ai mừng 2 chục nghìn nữa'. Mừn tuổi bao nhiêu là chuyện của tôi, với lại, ai bảo tôi đi làm lắm tiền, lắm được hơn chị chăng? Tôi cũng phải đi nhiều chỗ, tiết kiệm cũng là chuyện cá nhân của tôi. Chị nói câu đó, tôi hiểu tâm địa của chị như thế nào rồi.
Mẹ chồng tôi lại hùa theo chị khiến tôi tức điên người 'thật đấy, giờ còn mừng 20 nghìn, mang tiếng cháu ruột'. Câu nói của mẹ khiến tôi giật cả mình. Tôi thật không tin nổi vì chuyện mừng tuổi mà mẹ không thèm nhìn mặt tôi còn khen ngợi chị dâu ra mặt. Tôi biết, trong nhà này, chị dâu chỉ toan tính lấy hết tình cảm của mẹ chồng để sau này đất đai khỏi phải đấu đá nhau.
Thật tình, tôi chẳng bao giờ màng tới mảnh đấy ấy, chỉ mong vợ chồng tu chí làm ăn, có cửa nhà riêng thì ra ngoài sống cho thoải mái chứ ham hố gì. Đúng là lòng tham của con người thật vô đáy. Chị dâu giả tạo mẹ chồng thì lại tin. Tôi sợ một ngày nào đó, nếu bà cứ dung túng con dâu, rồi bà cũng bị chị ta chơi một vố, lúc đó thì mới vỡ lẽ, ai là con dâu chân tình.