Hóc nghẹn được xếp vào danh sách những tai nạn hàng đầu của trẻ em, thậm chí còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong ở trẻ dưới 3 tuổi.
Dựa theo nghiên cứu mới của Nationwide Children’s Hospital ở Columbus, Ohio, có đến 112.000 trẻ em phải cấp cứu do tai nạn hóc nghẹn từ năm 2001 – 2009, nghĩa là mỗi ngày có 34 đứa trẻ bị tai nạn này. Độ tuổi trung bình mà các bé thường bị hóc nghẹn là 4,5 tuổi và thường là các bé trai. Các thực phẩy gây hóc cho trẻ thường là những đồ ăn thường gặp.
Dưới đây là những thực phẩm khiến trẻ có nguy cơ bị hóc cao.
1. Bánh mì, xúc xích
Bánh mì xúc xích có cùng độ lớn với đường ống thở của bé nên rất dễ gây nên hóc nghẹn. Kể cả khi bạn cắt nhỏ chiếc xúc xích thì nó vẫn có cùng hình dáng với cổ họng của bé. Tốt nhất cha mẹ nên cắt đôi, rồi cắt nhỏ nữa theo chiều dọc trước khi cho bé ăn.
2. Các loại bánh quy, bánh gạo,…
1 hoặc 2 miếng bánh quy thì hoàn toàn bình thường nhưng nếu cha mẹ cho trẻ ăn một nắm hoặc một vốc thì sẽ rất dễ vón cục, tắc nghẹn và gây nên nguy hiểm.
3. Bim bim hoặc bỏng ngô
Đây là những loại thức ăn cứng, khô nên trẻ rất khó để có thể cắn và nhai kĩ. Những miếng bim bim hoặc bỏng ngô không được nhai kĩ sẽ rất dễ bị mắc ở trong cổ họng trẻ.
4. Các loại hạt
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trẻ em thường rất hay ăn một nắm to hạt và đôi khi còn cho nhiều hơn so với những gì chúng có thể kiểm soát vì vậy cha mẹ nên trông chừng cẩn thận khi cho trẻ ăn loại thực phẩm này.
5. Sữa
Trẻ sơ sinh là những đối tượng rất dễ bị nghẹn khi uống sữa do bị sặc, vì vậy cha mẹ nên để ý và quan tâm khi cho trẻ uống sữa.
6. Rau quả
Cũng giống như xúc xích, hoa quả và rau là đồ ăn được coi là khó nhai đối với trẻ. Cha mẹ nên cắt nhỏ các loại rau củ quả trước khi cho trẻ ăn.
7. Xương
Xương cá và xương gà được coi là những đối tượng nguy hiểm gây nên tai nạn hóc nghẹn ở trẻ. Cha mẹ nên đảm bảo là đã kiểm tra và lọc sạch xương một cách kĩ càng trước khi cho trẻ ăn.
8. Thịt
Thịt cũng là một loại thức ăn mà trẻ có thể cắn miếng to nên rất dễ bị tắc nghẽn ở họng. Vì vậy, cha mẹ nên cắt nhỏ thịt và khuyến khích các con nên ăn từ từ.
9. Kẹo cao su
Cha mẹ nên rất thận trọng khi cho trẻ ăn kẹo cao su do trẻ vẫn chưa có đủ khả năng để có thể nhai và kiểm soát những thứ dai và dính. Tốt nhất không nên cho trẻ dưới 3 tuổi ăn kẹo cao su.
10. Các loại kẹo cứng
Do trẻ vẫn chưa thể tự chủ được nên khi ăn các loại kẹo cứng, trẻ thường rất dễ bị tuột và trôi vào họng.
Cách chữa hóc nghẹn cho trẻ
Hãy ghi nhớ quy tắc 3 màu: Đỏ - Trắng – Xanh. Khi bị hóc, đầu tiên mặt trẻ sẽ đỏ lên, sau đó chuyển sang trắng, nếu như trẻ chuyển sang xanh thì lúc đó thật sự nguy cấp vì trẻ có thể đã bị ngạt thở.
Khi trẻ đang ở tình trạng đỏ, cha mẹ sẽ thấy bé có biểu hiện ho, việc tốt nhất nên làm lúc này là cứ để bé một mình bởi thường vật hóc sẽ tự có thể đẩy ra được. Nếu như vật hóc có biểu hiện làm cho trẻ bị ngạt thở thì cha mẹ nên sơ cứu bằng phương pháp Heimlich Maneuver (phương pháp đẩy bụng) cho trẻ trên 1 tuổi.
Đối với trẻ sơ sinh, cha mẹ nên dùng lòng bàn tay vỗ vào lưng trẻ. Tốt nhất mỗi cha mẹ nên chuẩn bị cho mình một kiến thức sơ cứu tốt nhất.