Các dấu hiệu trẻ thiếu canxi mẹ có thể dễ nhận biết như: Quấy khóc về đêm, sâu răng, khó ngủ, nhẹ cân, thấp còi… Khi bé có các dấu hiệu này mẹ nên đưa con đi khám để bác sĩ chẩn đoán chính xác nhất và có cách điều trị hiệu quả.
Canxi là chất dinh dưỡng giúp xương chắc khỏe. Nó cũng giúp cơ thể theo nhiều cách khác. Canxi giữ cho các dây thần kinh và cơ bắp hoạt động. Nó cũng đóng một vai trò trong việc giữ cho trái tim khỏe mạnh. Do đó nếu thiếu canxi trong giai đoạn sơ sinh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của con. Bé có thể dễ bị bẹp đầu, hay quấy khóc hoặc nếu thiếu canxi nặng còn nguy hiểm đến tính mạng.
Khi bé lớn hơn thì các biểu hiện của trẻ thiếu canxi sẽ rõ hơn và gây nguy cơ chậm phát triển chiều cao, còi xương cho con. Ngoài ra, canxi còn ảnh hưởng không nhỏ đến sư phát triển của hình dáng cơ thể, tình trạng vẹo cột sống hay chân vòng kiềng dễ xảy ra khi trẻ thiếu canxi trong giai đoạn 1-3 tuổi.
Trẻ cần bao nhiêu canxi?
Canxi được đo bằng miligam (mg). Mỗi trẻ sẽ cần số lượng canxi khác nhau ở các giai đoạn khác nhau của cuộc sống.
Với trẻ sơ sinh: Bé sẽ nhận canxi từ sữa mẹ hoặc sữa công thức:
- Trẻ dưới 6 tháng tuổi cần 200 mg canxi mỗi ngày
- Trẻ từ 6 đến 11 tháng tuổi cần 260 mg canxi mỗi ngày
Trẻ em và thiếu niên: Ở lứa tuổi này sẽ cần nhiều canxi hơn để hỗ trợ xương phát triển:
- Trẻ em từ 1 đến 3 tuổi cần 700 mg canxi mỗi ngày (2 khẩu phần 3).
- Trẻ em từ 4 đến 8 tuổi cần 1.000 mg canxi mỗi ngày (2 khẩu phần 3).
- Trẻ em và thiếu niên từ 9 đến 18 tuổi cần 1.300 mg canxi mỗi ngày (4 phần).
11 dấu hiệu trẻ thiếu canxi mẹ cần biết
Dưới đây là các biểu hiện của trẻ thiếu canxi, các mẹ nên tìm hiểu và theo dõi kỹ để bổ sung canxi kịp thời cho bé.
1. Khó ngủ, ngủ không ngon giấc
Canxi có tác dụng điều tiết sự cân bằng giữa trạng thái hưng phấn và ức chế của vỏ não. Khi cơ thể thiếu canxi, gây ảnh hưởng đến hoạt động trao đổi chất của hệ thần kinh trung ương, vỏ não liên tục trong trạng thái hưng phấn, khiến trẻ đã đến giờ ngủ vẫn không tài nào ngủ được.
Bé khó ngủ, ngủ không ngon giấc và hay tỉnh giấc nhiều lần là dấu hiệu trẻ thiếu canxi mẹ cần lưu ý và bổ sung các thực phẩm giàu canxi kịp thời.
2. Đổ nhiều mồ hôi vào ban đêm
Trẻ bị thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh thường có dấu hiệu đổ mồ hôi trộm. Trẻ dưới 1 tuổi rất dễ thiếu vitamin D, do đây là giai đoạn hệ xương phát triển mạnh mẽ nhất, ngoài ra trẻ sinh non, nhẹ cân, mắc các chứng bệnh nhiễm khuẩn, rối loạn tiêu hóa kéo dài, trẻ còi xương… là dấu hiệu trẻ thiếu canxi và vitamin D trầm trọng.
Nếu để ý, các mẹ dễ nhận thấy trẻ thường hay ra mồ hôi nhiều ở trán, vùng gáy ngay cả khi thời tiết đang lạnh, đặc biệt là lúc trẻ ngủ nên trẻ hay rụng tóc ở phần sau gáy. Với dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D này, mẹ nên lưu ý và có phương pháp khắc phục sớm cho bé.
Trẻ đổ mồ hôi trộm nhiều vào đêm là một trong những dấu hiệu trẻ thiếu canxi mẹ nên lưu ý (Ảnh minh họa)
3. Giật mình khóc đêm
Thiếu canxi sẽ ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của hệ thần kinh trung ương, hoạt chất làm chậm dẫn truyền thần kinh (từ tryptophan sang melatonin), làm thư giãn não, tạo giấc ngủ sâu bị ức chế, khiến trẻ hay giật mình, khó ngủ, ngủ hay mơ màng và bất an.
Bé thường xuyên giật mình khóc đêm kèm theo các hiện tượng như khóc thét, co cứng toàn thân, mặt đỏ, tím, càng dỗ, càng ru và cho bé trẻ càng khóc. Mỗi lần như vậy có thể kéo dài vài giờ hoặc thậm chí suốt đêm thì đây là dấu hiệu trẻ thiếu canxi chuẩn xác nhất mẹ nên đưa bé đi khám và bổ sung thực phẩm giàu canxi cho bé.
4. Nhận thức chậm và khó thích ứng với mọi thứ xung quanh
Đây cũng là một trong những biểu hiện trẻ thiếu canxi. Khi bị thiếu canxi sẽ khiến cho trẻ dễ bị rối loạn tâm lý, chậm phát triển. Điều này có thể dẫn đến bé nhận thức chậm hơn so với trẻ khác, sự phản xạ cũng kém hơn.
Nhiều bé còn có biểu hiện không quan tâm đến mọi vật và những người xung quanh.
5. Biếng ăn, chán ăn
Trẻ biếng ăn, chán ăn hoặc chỉ ăn mỗi món mình yêu thích cũng có liên quan đến việc thiếu canxi, nguyên tố canxi dung nạp vào trong cơ thể không đủ dễ dẫn đến ăn uống không ngon.
Trẻ chán ăn, biếng ăn hoặc chỉ ăn duy nhất món bé thích rất có thể trẻ đang thiếu canxi (Ảnh minh họa)
Tình trạng biếng ăn ở trẻ kéo dài ảnh hưởng lớn tới quá trình phát triển của trẻ, đồng thời gây tổn hại đến trí thông minh, khả năng nhận thức của trẻ. Biếng ăn, cơ thể không hấp thụ được các dưỡng chất quan trọng sẽ làm suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng yếu kém, điều này sẽ dễ dàng “mở đường” cho các virus gây bệnh tấn công.
6. Bé hay bị nhức mỏi, đau chân
Canxi là thành phần chính của xương và răng, thiếu canxi làm cho xương của trẻ bị yếu, nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể của xương cũng không thể hoàn thành nhiệm vụ, khiến cho bé thường có những biểu hiện đau nhức xương đặc biệt là ở chân và tay trong khi di chuyển hay phải mang vác một vật gì đó.
Xương mềm và yếu cũng khiến trẻ lười vận động và hay ngồi một chỗ. Từ việc lười vận động sẽ càng khiến trẻ trở nên yếu kém hơn và dễ mắc bệnh béo phì.
Ngoài ra, nếu mẹ để ý thấy con hay bị chuột rút ở chân thì đây là dấu hiệu trẻ thiếu canxi. Triệu chứng này hoàn toàn có thể nhận biết dễ dàng được ở những trẻ lớn từ 18 tháng tuổi trở lên.
7. Hay nấc cụt, ọc sữa
Triệu chứng bé hay có những cơn co thắt thanh quản gây khó thở, nấc cụt, ọc sữa…cũng là những biểu hiện của trẻ thiếu canxi.
Những trường hợp nặng còn có thể ngưng thở và thở nhanh, bé xuất hiện các cơn tăng nhịp tim và có thể gây suy tim.
Trẻ thiếu canxi có thể dẫn tới tình trạng ọc sữa, nấc cụt (Ảnh minh họa)
8. Thóp liền quá muộn
Thóp là vùng mềm giữa các xương sọ bên trên trán của trẻ sơ sinh. Thóp liền sớm quá hoặc muộn quá đều không tốt.
Nếu thóp liền lại quá sớm sẽ hạn chế sự phát triển của não, ảnh hưởng đến trí tuệ. Còn thóp đóng lại muộn có thể là dấu hiệu của trẻ thiếu canxi khiến còi xương, suy dinh dưỡng hoặc não to bất thường. Thông thường thóp sẽ khép lại khi trẻ được 12–18 tháng tuổi.
9. Trẻ biết đi muộn, bị biến dạng xương và khớp
Hầu hết thiếu hụt canxi ở trẻ dưới 1 tuổi đều biểu hiện ở khu vực chân. Chân cong hình chữ O, chữ X, cơ bắp lỏng lẻo, yếu mềm. Xương mềm khiến các bé biết lẫy, bò, đứng, đi rất muộn so với các bạn đồng trang lứa.
10. Rụng tóc vành khăn
Hiện tượng bé rụng tóc hình vành khăn (tóc đằng sau gáy không mọc) có thể là dấu hiệu trẻ thiếu vitamin D dẫn đến rối loạn chuyển hóa canxi, còi xương, chậm phát triển, rụng tóc ở trẻ.
Tình trạng này không chỉ xảy ra ở những trẻ suy dinh dưỡng mà những trẻ mập mạp cũng rất dễ mắc. Khi trường hợp này xảy ra đây được coi là dấu hiệu trẻ bị thiếu canxi và vitamin D mẹ cần chú ý và đưa bé đi khám.
Dấu hiệu trẻ thiếu canxi mẹ dễ nhận biết nhất là rụng tóc vành khăn (Ảnh minh họa)
11. Sâu răng, chậm mọc răng
Canxi thành phần quan trọng của răng. Do dó, thiếu hụt canxi trong cơ thể cũng ảnh hưởng đến răng, gây sâu răng.
Trẻ em thiếu canxi có thể mọc răng trễ hơn so với các bé cùng tuổi. Một số em bé khi đến tuổi mọc răng vẫn có răng như bình thường. Tuy nhiên răng mọc lệch, so le, bố trí không đều khoảng cách giữa các răng, răng lỏng, sớm rụng, sâu răng cũng là dấu hiệu thiếu canxi ở trẻ em.
Cách bổ sung canxi cho trẻ
1. Kiểm tra thiếu hụt canxi ở trẻ
Khi mẹ nhận biết được các dấu hiệu của trẻ thiếu canxi, mẹ nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm và chẩn đoán chính xác nhất mức độ thiếu hụt canxi của bé ở giai đoạn nào.
Khi có kết quả, bác sĩ sẽ tư vấn về cách khắc phục tình trạng thiếu hụt canxi ở trẻ, giúp bé tăng trưởng phát triển như bình thường.
2. Bổ sung thực phẩm giàu canxi
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt và chính cho mẹ giai đoạn này. Để đảm bảo có nguồn sữa chất lượng, giàu canxi mẹ nên bổ sung những thực phẩm chứa nhiều hàm lượng canxi vào thực đơn của mẹ mỗi ngày như: Sữa, phô mai, trứng, thịt, cá, đậu phụ, ngũ cốc, các loại rau có màu xanh đậm…
Sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt cho bé, vì vậy mẹ cần bổ sung thực phẩm giàu canxi để nguồn sữa đảm bảo, chất lượng (Ảnh minh họa)
Với trẻ đã bắt đầu ăn dặm
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, mẹ nên thêm những thực phẩm giàu canxi, phù hợp với bé vào cháo như: Phô mai, cá, thịt bò, các loại rau có màu xanh đậm… Hoặc mẹ có thể cho bé uống thêm các loại sữa công thức, sữa chua giàu hàm lượng canxi.
3. Tắm nắng cho trẻ
Vitamin D giúp trẻ hấp thụ canxi tốt hơn và giảm nguy cơ thiếu canxi ở trẻ. Trẻ mới sinh được khoảng 1 tuần mẹ có thể cho bé ra tắm nắng để bổ sung vitamin D cho cơ thể.
Thời gian tắm nắng tốt nhất cho bé vào lúc 6 - 8h sáng, tắm khoảng 10 - 15 phút là đủ. Mẹ tránh cho bé ra tắm ngắt gắt, thời tiết nóng nực, lạnh giá.
Lời khuyên cho mẹ
- Khi nhận biết dấu hiệu trẻ thiếu canxi mẹ không tự ý bổ sung canxi bằng thuốc hoặc thực phẩm cho bé. Trước tiên mẹ hãy đưa bé đến cơ sở y tế để bác sĩ khám và chẩn đoán bệnh chính xác nhất.
- Mẹ không được tự ý bổ sung viên uống cho trẻ sơ sinh khi chưa có sự cho phép, chỉ định của bác sĩ.
- Sữa là thực phẩm giàu canxi cần được ưu tiên bổ sung, tuy nhiên mẹ nên chọn các loại sữa phù hợp, mát không gây nóng trong táo bón cho cả mẹ và bé.
- Vitamin D có trong sữa công thức nhiều hơn sữa mẹ, vì thế với những bé bú hoàn toàn bằng sữa mẹ, mẹ nên bổ sung thêm vitamin D cho bé mỗi ngày.