Bé 1,5 tuổi đang chơi bỗng lăn đùng ra đất, phim chụp X-quang khiến ai cũng rùng mình

Ngày 05/11/2018 11:59 AM (GMT+7)

Do thiếu oxy quá lâu, kết quả em bé đáng thương đã ra đi mãi mãi.

Mới đây, Bệnh viện Phụ nữ và Trẻ em trực thuộc Đại học Y Quảng Đông (Trung Quốc) tiếp nhận một trường hợp đau lòng khiến nhiều bác sĩ vẫn không thể quên.

Theo chia sẻ từ phía gia đình bệnh nhân, cậu bé Rồng (tên ở nhà, 1,5 tuổi) đang chơi thì bỗng nhiên lăn đùng ra đất, toàn thân tím tái khiến cho mọi người vô cùng hoang mang. Gia đình lập tức đưa em đến bệnh viện cấp cứu.

Khi tới bệnh viên, bé Rồng thở yếu. Sau khi được các bác sĩ can thiệp, nhịp tim bé đã đập bình thường trở lại nhưng vẫn trong tình trạng hôn mê và hiện tượng sốc do ngạt thở xảy ra. Phía bệnh viện Thuận Đức liên lạc ngay với đại học Y Quảng Đông để được tư vấn. Họ đã được hướng dẫn và giúp điều chỉnh sốc, kiểm tra X-Quang.

"Kết quả chụp X-quang khiến ai cũng rùng mình. X-quang cho thấy có một vật thể lạ trong khí quản bị tắc nghẽn khiến cho bé không thể thở bình thường và hoạt động trao đổi khí bị ngưng lại" - các bác sĩ cho biết.

Bé 1,5 tuổi đang chơi bỗng lăn đùng ra đất, phim chụp X-quang khiến ai cũng rùng mình - 1

Qua phim chụp cho thấy có vật thể lạ bị kẹt trong đường thở của bé.

Bé 1,5 tuổi đang chơi bỗng lăn đùng ra đất, phim chụp X-quang khiến ai cũng rùng mình - 2

Và đây là dị vật

Thật đáng tiếc, do tình trạng thiếu oxy kéo dài, các bộ phận trong cơ thể bị hư hại nghiêm trọng dẫn đến cái chết thương tâm của đứa trẻ.

Nhắc nhở!

Trẻ nhỏ dưới 3 tuổi không nhận thức được sự nguy hiểm nên thường đưa bất cứ thứ gì vào trong miệng. Do đó, chính cha mẹ cần là người dạy bảo con về sự nguy hiểm đó.

1. Trước khi đưa cho trẻ một món đồ chơi nào đó, hãy kiểm tra các bộ phận có chắc chắn hay không, có nguy cơ bị rời ra không.

2. Các cúc áo cúc quần của cả trẻ và người lớn cần phải kiểm tra thường xuyên.

3. Đặt đồ trang sức, quân cờ, kẹp tóc... trong nhà của bạn ở một nơi mà bé không thể với tới.

4. Khi cho bé ăn nho nên cắt thành từng miếng nhỏ, bỏ hạt nho và sau đó cho bé ăn.

5. Đậu phộng, hạt dưa, quả óc chó và các loại hạt khác rất tốt cho bé nhưng chúng là thủ phạm đầu tiên gây nghẹt thở.

6. Em bé dưới 3 tuổi không nên cho ăn thạch để tránh nguy cơ nghẹt thở.

Cách xử lý khi trẻ bị hóc nghẹn

Xem video mô phỏng cách sơ cứu trẻ khi bị hóc dị vật

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Đầu tiên, hãy đặt bé nằm úp trên đùi mình. Một tay giữ bé, một tay vỗ mạnh vào lưng bé từ 1-5 cái. Điều này sẽ khiến áp lực trong lồng ngực bé tăng lên, giúp đẩy dị vật trong cổ họng bé ra ngoài.  Sau mỗi lần vỗ, kiểm tra xem dị vật đã bật ra chưa. 

Bé 1,5 tuổi đang chơi bỗng lăn đùng ra đất, phim chụp X-quang khiến ai cũng rùng mình - 3

Nếu cách trên không hiệu quả thì đặt bé nằm ngữa. Đặt 2 ngón tay đè ở ngực và ấn 5 lần lên vị trí nằm giữa xương ức của trẻ, ấn sâu 1,3 đến 2,5 cm cho đến khi vật bị hóc nghẹn bật ra ngoài. Kiểm tra sau mỗi lần ấn để xem dị vật đang ở đâu.

Bé 1,5 tuổi đang chơi bỗng lăn đùng ra đất, phim chụp X-quang khiến ai cũng rùng mình - 4

Nếu bé vẫn còn bị nghẹn, bạn nên gọi ngay cấp cứu. Trong thời gian chờ xe cứu thương, lần lượt thực hiện 5 lần vỗ lưng và 4 lần ép ngực như đã hướng dẫn. Nếu bé bất tỉnh, cần lập tức hô hấp nhân tạo cho bé.

Đối với trẻ nhỏ và trẻ vị thành niên

Để trẻ ngồi ngả về đằng trước và sử dụng bàn tay vỗ mạnh vào lưng, phần giữa hai bả vai. Vỗ mạnh, dứt khoát khoảng năm lần. Nếu dị vật chưa bật ra, tiếp tục đến bước số 2.

Đặt một tay ở lưng (phần giữa hai bả vai), tay còn lại đặt ở ngực. Lúc này, trẻ vẫn ở tư thế ngồi cúi người. Dùng tay ấn ngực chậm nhưng dứt khoát khoảng 5 lần. 

Nếu dị vật vẫn chưa bật ra, bạn cần gọi ngay cấp cứu. Trong khi chờ đợi, tiếp tục đập lưng 5 lần và ép ngực 5 lần như hướng dẫn.

Bé 1,5 tuổi đang chơi bỗng lăn đùng ra đất, phim chụp X-quang khiến ai cũng rùng mình - 5

Bố Hà Nội quen tay cho con ăn trong lúc chơi khiến bé bị hóc nguy hiểm
Là người tìm hiểu rất nhiều về phương pháp cho con ăn dặm BLW nhưng chị Ngọc không bao giờ nghĩ con gái mình lại bị hóc như vậy.
Chi Chi (Theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ hóc dị vật