Những hiểu lầm hay bất cẩn của người lớn có thể gây nguy hại cho trẻ.
Vài giờ trở lại đây nhiệt độ ở nhiều tỉnh thành phía Bắc nước ta bắt đầu giảm mạnh, gió lạnh cũng ngày càng nhiều hơn khiến các bậc cha mẹ cuống quýt tìm cách giữ ấm cho các con. Nhất là trong vấn đề tắm như thế nào để đảm bảo con không bị ốm và an toàn.
Một câu chuyện đã xảy ra cách đây nhiều năm nhưng là nỗi đau trăn trở, bài học đầy kinh nghiệm cho các bậc cha mẹ mỗi khi nhắc lại. Nhất là những ngày mùa đông khi trời bắt đầu trở lạnh. Đó là trường hợp của cô bé 7 tuổi ở thành phố Thạc Thủ, Hồ Bắc, Trung Quốc tử vong khi đang tắm vào năm 2016. Nguyên nhân được xác định là do khi cô bé đang tắm nhưng vẫn dùng máy sưởi để làm ấm căn phòng đang tắm. Tai nạn ập đến khi máy sưởi vô tình rơi vào bồn tắm khiến cô bé bị điện giật và ra đi mãi mãi. Đây cũng là chính là nguyên nhân tương tự đã khiến 1 bé gái 14 tuổi ở Thường Châu, Giang Tô tử vong vào năm 2014.
Nhiều trẻ tử vong vì sơ suất của người lớn. Ảnh minh họa
Có thể thấy lắp máy sưởi, quạt sưởi trong nhà tắm là lựa chọn của nhiều gia đình vào mùa đông tuy nhiên chỉ vì một chút bất cẩn đã khiến những đứa trẻ vô tình phải chịu hậu quả nặng nề nhất.
Chính vì thế các bậc cha mẹ khi tắm cho con vào mùa đông cần tránh 4 lỗi thường gặp dưới đây:
Dùng máy sưởi nhưng không an toàn
Dùng máy sưởi là điều cần thiết để tạo một không gian phòng tắm ấm áp cho trẻ, giúp trẻ không bị nhiễm lạnh. Tuy nhiên cha mẹ cũng nên chú ý những quy tắc an toàn khi dùng máy sưởi ví dụ như dùng máy sưởi chống thấm nước hoặc đặt máy sưởi ở một nơi an toàn nhất để tránh nguy cơ trẻ gặp nạn khi bị điện giật từ máy sưởi.
Tốt nhất nên để máy sưởi cách bồn tắm, vòi hoa sen một khoảng cách nhất định. Khi phát hiện trẻ không may bị điện giật từ máy sưởi, người thân cần nhanh chóng cắt nguồn điện và thực hiện các biện pháp hô hấp nhân tạo, ép ngực và gọi cứu hộ ngay lập tức.
Tắm bằng bình nước nóng đun khí gas
Ngày 7 tháng 12 năm 2016, tại một ngôi nhà cho thuê ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc một bé gái 7 tuổi tử vong do ngộ độc khí gas khi đang tắm trong phòng tắm.
Vậy tại sao tắm bằng bình nước nóng đun bằng gas lại khiến trẻ tử vong?
Thông thường vào mùa đồng cha mẹ có thói quen đóng chặt tất cả các cửa ra vào và cửa sổ khi tắm cho con để không khí lạnh không thể xâm nhập vào nhà. Tuy nhiên khí gas lâu ngày có thể khiến trẻ bị ngộ độc, dẫn đến tổn thương não, tử vong, điều này là do máy nước nóng bằng gas có thể:
- Ống xả không được lắp đúng cách và khí thải được thải ra bên ngoài qua đường ống.
- Bình cũ, hư hỏng hoặc có vấn đề về chất lượng dẫn đến rò rỉ khí.
Chính vì thế khi lựa chọn bình nước nóng cho gia đình các bậc cha mẹ cũng nên tìm hiểu thật kĩ. Ngoài ra dù là trẻ em hay người lớn đang tắm cũng không nên tắm trong không gian kín quá lâu. Nếu phát hiện trẻ bị ngộ độc khí gas, bố mẹ nên đưa con đến nơi thoáng khí và làm hồi sức tim phổi khi cần thiết, sau đó đưa đến bệnh viện gần nhất.
Xả nước nóng trước sau đó mới đến nước lạnh
Một số cha mẹ có thói quen xả nước nóng trước sau đó mới xả nước lạnh để hòa ấm cho con tắm. Tuy nhiên đây là thói quen có thể khiến con bị bỏng nặng và thực tế cũng đã có rất nhiều trường hợp như thế vì sự lơ là mất cảnh giác của bố mẹ.
Các bác sĩ khuyên cha mẹ tốt nhất là nên mở nước lạnh trước sau đó là thêm nước nóng hoặc sử dụng nước có nhiệt độ ấm ngay từ đầu.
Ngoài ra, sau khi chuẩn bị nước tắm xong, bố mẹ phải cho tay vào đó để cảm nhận nhiệt độ. Nói chung, nhiệt độ nước 36-38 độ C là phù hợp, nếu không chắc chắn thì nên sử dụng nhiệt kế nước chuyên dụng để tắm, khi nhiệt độ phù hợp thì cho trẻ vào tắm.
Tắm khi trẻ còn mồ hôi
Trẻ thường chạy nhảy nô đùa ra nhiều mồ hôi hoặc mặc nhiều quần áo cũng ra mồ hôi. Bố mẹ sợ con cảm lạnh vì mồ hôi nên đưa con đi tắm ngay. Tuy nhiên đây lại là điều không nên.
Theo đó khi trẻ vừa vận động, lỗ chân lông mở ra hoàn toàn và quá trình lưu thông máu được kích hoạt, nếu bố mẹ cởi hết quần áo của con sẽ dễ khiến con bị lạnh. Nước nóng sẽ khiến các mạch máu giãn nở hơn nữa làm giảm lượng máu lưu thông. Tim và não dễ bị hạ huyết áp. Các triệu chứng như thiếu máu não thậm chí có thể dẫn đến suy sụp và sốc trong những trường hợp nghiêm trọng.
Nên lau khô mồ hôi cho con, lắng nghe nhịp tim, nhịp thở của con bình thường thì mới cho đi tắm.