Nghe con nói rằng đêm nào đi ngủ cũng có thứ gì đó nằm cạnh rất chật chội, người mẹ đã lặng lẽ lắp camera.
Hiện nay, khá nhiều cha mẹ muốn rèn cho con tính độc lập, tự tin, không nhút nhát nên đã cho con ngủ riêng từ khá sớm. Cách làm này được giải thích rằng để rèn luyện lòng dũng cảm cho con, hình thành tính từ lập từ nhỏ.
Xiao Li là một bà mẹ trẻ sinh năm 1990. Cô là người luôn coi trọng việc giáo dục con cái. Năm nay con trai của Xiao Li đã 5 tuổi, cô cho rằng đã đến lúc tập cho con tự ngủ để cậu bé dạn dĩ hơn. Vì vậy, Xiao Li đã bàn với chồng để con trai tập ngủ ở phòng riêng, nhân tiện thử lòng dũng cảm ở con. Ngày hôm sau, Xiao Li và chồng bắt đầu hành động, để cho con cái ngủ thoải mái hơn, họ đã mua một chiếc giường hai mét.
Nhưng một tuần sau, đứa trẻ luôn nói với Xiao Li rằng đêm nào khi đi ngủ con cũng cảm thấy nằm rất chật, như có gì đó chèn vào cạnh mình. Xiao Li nghĩ rằng đó là đứa trẻ đang nói dối và muốn lừa mẹ để ngủ cùng nên đã mắng con. Tuy nhiên, cậu con trai 5 tuổi quả quyết một cách đáng thương rằng thực sự giường rất chật. Nhìn thái độ thành khẩn của con như vậy, Xiao Li bắt đầu tin con không nói dối. Cô không hiểu có chuyện gì xảy ra. Cô bàn với chồng về điều này và rồi hai vợ chồng cô đã lắp 1 chiếc camera bí mật trong phòng ngủ của con để tiện theo dõi những chuyện xảy ra.
Con trai 5 tuổi ngủ riêng than phiền đêm nào cũng gặp chuyện lạ lùng, bố mẹ lắp camera theo dõi, phát hiện sự thật đau lòng (Ảnh minh họa)
Ngay ngày đầu tiên sau khi lắp camera, Xiao Li và chồng đã phát hiện ra 1 bí mật. Khi con trai đã ngủ, họ thấy cửa phòng con trai mình bị đẩy ra, một bóng người trong bóng tối lặng lẽ bước đến giường, nhìn con trai một lúc, sau đó lặng lẽ nằm bên cạnh. Khi Xiao Li nhìn thấy khuôn mặt của bóng dáng đó, cô và chồng đã đột nhiên cảm thấy rất buồn và thậm chí Xiao Li còn bật khóc. Hóa ra đây không phải ai khác mà chính là bà nội của đứa trẻ.
Năm ngoái, bà nội đã mắc bệnh Alzheimer. Càng lớn tuổi trí nhớ của bà càng kém. Bà thậm chí không nhớ cả gương mặt con trai ruột của mình. Trí nhớ, sự nhanh nhẹn, tinh thông đều đã biến mất nhưng nó hoàn toàn không ảnh hưởng tới tình yêu mà bà dành cho cháu trai.
Tại sao bà lại lên giường với cháu trai lúc nửa đêm? Nguyên nhân là bởi ngày thường đứa trẻ không thích gần bà do bà bị bệnh. Vì vậy bà chỉ còn cách này để được gần cháu, yêu thương cháu. Lúc này, Xiao Li nghĩ, thái độ bình thường của con trai mình đối với bà nội chắc hẳn đã khiến bà nội đau lòng.
Thực tế xung quanh chúng ta có rất nhiều hiện tượng như vậy, vì nhiều lý do khác nhau mà ở nhà con cái không chịu gần gũi người già, thậm chí không nói chuyện với họ chứ đừng nói đến việc ôm họ. Điều này chắc chắn sẽ làm tổn thương trái tim nhạy cảm của người già và cũng không dạy cho trẻ cách yêu thương người thân.
Để khắc phục những điều đó, cha mẹ phải lưu ý những vấn đề sau:
Thực tế xung quanh chúng ta có rất nhiều hiện tượng như vậy, vì nhiều lý do khác nhau mà ở nhà con cái không chịu gần gũi người già, thậm chí không nói chuyện với họ chứ đừng nói đến việc ôm họ (Ảnh minh họa)
Cha mẹ phải làm gương
Khi ở nhà, cha mẹ nên kính trọng người cao tuổi và làm gương tốt cho con. Suy nghĩ của người già có thể có đôi chút lạc hậu, cổ hủ nhưng đã là hậu bối nên tôn trọng người lớn tuổi, không nên cãi lời một cách không có ý thức. Đây là cách thể hiện lòng hiếu thảo và cũng là cách để dạy cho chính con mình về cách đối xử với cha mẹ già. Nếu người lớn không làm gương, dĩ nhiên con trẻ sẽ không thấy cần phải tôn trọng người già. Điều đó thật tệ hại!
"Đặt ra quy tắc" ở nhà
Ở nhà, khi thấy con cái có thái độ không tôn trọng người già, cha mẹ phải ngay lập tức nói với trẻ rằng hành vi này là sai, cùng trẻ xây dựng các quy tắc tương ứng. Cha mẹ có thể áp dụng một số quy tắc để kiềm chế hoặc phạt khi trẻ có hành vi không đúng đắn. Theo thời gian, đứa trẻ sẽ hình thành thói quen và trở nên lễ phép.
Ngoài ra, việc chăm trẻ cũng không dễ đối với người lớn tuổi. Vì thế dù đôi khi họ có những cách làm chưa đúng đắn cũng không nên nổi nóng. Với người già, việc phải chăm nom 1 đứa trẻ đã là quá vất vả rồi.
Có khoảng cách thế hệ giữa người già và trẻ em
Trẻ em trong xã hội đương đại từ nhỏ đã được tiếp xúc với các sản phẩm điện tử, nhưng ông bà lại rất xa lạ, không sử dụng linh hoạt những thứ này nên hầu như không thể trò chuyện với các bé về những vấn đề đang “hot” trên mạng. Thêm vào đó, trẻ em ngày nay được sinh ra trong thời đại Internet, một số từ chúng thường nói là thuật ngữ Internet, khi nghe đến người già lại càng khó hiểu hơn, vì vậy có khoảng cách thế hệ lớn giữa người lớn tuổi và trẻ em. Vẫn có một mức độ khó khăn nhất định trong khoảng cách thế hệ này.
Khi ở nhà, cha mẹ nên kính trọng người cao tuổi và làm gương tốt cho con. (Ảnh minh họa)
Mối quan hệ giữa trẻ em và người già tương đối yếu
Một số cha mẹ cho con đi học mẫu giáo từ khá sớm, ông bà ở nhà, thời gian tiếp xúc với các cháu là rất ít nên dần hình thành sự xa cách. Việc cả ngày đi học ở trường tất nhiên trẻ sẽ không quá thân thiết với ông bà. Thời gian đầu, mọi người sẽ thấy điều đó là bình thường, nhưng trẻ càng lớn, càng có nhiều hoạt động bên ngoài nên càng xa cách với ông bà hơn là điều khó tránh.
Mọi việc muốn thịnh vượng thì gia đình phải thuận hòa. Sự thuận hòa này không chỉ là giữa cha mẹ và con cái mà còn giữa ông bà và các cháu. Vì vậy trong cuộc sống, cha mẹ nên tạo điều kiện để con cái tiếp xúc, chơi cùng ông bà nhiều hơn.