Con ngã từ trên giường xuống đất trán sưng to như quả ổi, mẹ trơ mắt đứng nhìn khiến bà nội tức giận nhưng BS khen

Chi Chi - Ngày 08/04/2023 09:30 AM (GMT+7)

Bà nội tức giận vì nghĩ rằng con dâu lại đang dạy cháu cách "ngã tự đứng dậy".

Trẻ bị ngã là những tình huống mà các bậc cha mẹ không thể lường trước được bởi hầu hết sự việc đều xảy ra rất nhanh. Vì thế chỉ còn cách hãy học tập cách ứng xử với những trường hợp như thế này để bé không gặp nguy hiểm sau khi bị ngã.

Chị Cố (Trung Quốc) có một cậu con trai hơn 1 tuổi rất nghịch ngợm. Chính vì thế chị đã nhờ mẹ chồng đến vừa hỗ trợ việc nhà lại vừa giúp chị chăm sóc con trai. Chị và mẹ chồng rất hợp ý nhau nên rất ít khi xảy ra những bất đồng trong quá trình chăm sóc con trai. Thế nhưng vào một ngày xảy ra tai nạn bất ngờ của cậu con trai, cả hai đã cãi nhau ầm ĩ.

Cụ thể, ngày hôm ấy khi hai mẹ con đang nấu ăn trong bếp thì cậu con trai chơi ở phòng khách rất vui. Sau đó cậu nhóc vào phòng ngủ lúc nào mà cả hai không hề biết cho đến khi nghe thấy tiếng động lớn mới liền chạy vào thì phát hiện con trai chị Cố hình như đã bị ngã từ trên giường xuống đất. Vì giường có kê thêm đệm nên khoảng cách là khá cao.

Nằm lòng những kiến thức đã học được trước đó, chị Cố bình tĩnh xử trí vấn đề. Chị đứng im nhìn con trai một lúc trong khi bà nội thì xuýt xoa định lao vào đỡ cháu dậy cũng bị chị cản lại. Chị Cố không cho mẹ chồng bế cháu và muốn cả hai đứng nhìn một lúc nhưng mẹ chồng tức giận quát mắng chị sao lại máu lạnh đến vậy, con ngã mà không thèm đỡ vì bà cho rằng chị Cố đang làm theo kiểu dạy con ngã tự đứng dậy.

Con ngã từ trên giường xuống đất trán sưng to như quả ổi, mẹ trơ mắt đứng nhìn khiến bà nội tức giận nhưng BS khen - 1

Tuy nhiên chỉ đứng nhìn được chừng khoảng 15 giây, chị Cố bắt đầu bế con dậy từ từ và xoa dịu cảm giác của bé. Cậu nhóc đập đầu xuống nền gạch nên trán sưng to như quả ổi. Bà nội xót cháu nên liên tục mắng xa xả vào mặt chị Cố. Thế nhưng người mẹ chỉ lạnh lùng nói "con đang giúp cháu đó". Nói xong chị nhờ bà gọi xe cấp cứu để đến ngay bệnh viện.

Kết quả kiểm tra thật may mắn, con chị Cố chỉ bị thương phần mềm còn bên trong não hoàn toàn ổn định. Lúc này chị Cố mới yên tâm, bà nội cũng thở phào nhẹ nhõm. Sau khi chị Cố chia sẻ về cách xử trí lúc ở nhà, bác sĩ khen gợi chị Cố tấm tắc vì làm đúng quy trình. Bà nội bày tỏ sự khó hiểu nên được bác sĩ giải thích thêm trẻ ngã mà bế lên ngay là rất nguy hiểm cho bé. 

Khi trẻ ngã khỏi giường, một số cha mẹ vừa nhìn thấy trẻ đã lập tức bế trẻ lên, nghĩ là nhanh chóng kiểm tra, nhưng điều này thường có thể gây hại cho trẻ. Các bước dưới đây là mẹo của các bác sĩ nhi khoa, bố mẹ hãy xem kỹ.

Bước đầu tiên là quan sát cẩn thận

Trước tiên hãy quan sát tư thế của bé khoảng 10 giây có nguy cơ bị ngã đập đầu không? Quan sát xung quanh để tìm những vật sắc nhọn có thể làm bé trầy xước và dọn sạch chúng ngay lập tức. Nhìn vào biểu hiện của em bé có nôn mửa nghiêm trọng hay choáng váng hay không? Trẻ khóc ngay không phải là vấn đề lớn, nhưng những đứa trẻ không khóc mà làm loạn thì nên cẩn thận, nếu có bất kỳ tổn thương nội sọ nào, tốt nhất nên đưa đến bệnh viện để kiểm tra.

Lời khuyên: Ngay cả khi em bé trong tình trạng tốt, bạn cũng phải theo dõi chặt chẽ trong 48 giờ, sau đó mới thực sự yên tâm.

Bước thứ hai là xử lý đơn giản

Nếu bé bị chấn thương ngoài da như va đập, trầy xước … có thể do mao mạch bị vỡ, không nên chà xát, chườm nóng, thường sẽ khỏi trong vài ngày.

Nếu có chảy máu, hãy dùng khăn ép kịp thời để cầm máu. Trường hợp khác như gãy xương, nôn trớ, cố gắng không bế trẻ, có thể để trẻ nằm nghiêng sau đó gọi nhân viên y tế đến.

Bước thứ ba là hợp tác với bác sĩ

Khi bé ngã khỏi giường và được đưa đến bệnh viện, bác sĩ sẽ xử lý. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp X-quang, xét nghiệm máu …

Con ngã từ trên giường xuống đất trán sưng to như quả ổi, mẹ trơ mắt đứng nhìn khiến bà nội tức giận nhưng BS khen - 2

Làm thế nào để hạn chế việc bé ngã đập đầu xuống đất?

Tiến sĩ – bác sĩ Châu Nghi Đông từ khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Nhi thuộc Đại học Y khoa Trùng Khánh (Trung Quốc) cho biết: “Việc trẻ dễ bị va đập hay vấp ngã là do tỷ lệ cơ thể chưa cân đối, phần đầu lớn hơn dễ khiến bé mất thăng bằng. Trẻ được 3 tháng tuổi đã có thể bò quanh nhà, nếu cho con chơi trên giường hoặc bàn ghế mẹ phải thật cẩn thận.

Với trẻ độ tuổi tập đi, những bước chập chững ban đầu trẻ rất dễ bị ngã đập đầu xuống đất. Để con được an toàn mẹ nên chọn không gian rộng rãi, tránh đồ vật cồng kềnh hoặc sắc nhọn có thể khiến bé bị thương. Tuyệt đối không để sàn nhà ướt trơn trượt dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, ngoài ra các ổ điện cũng nên để xa tầm tay bé.

Một điều quan trọng là cha mẹ nên bỏ ngay thói quen tung hứng hoặc kiệu bé trên vai. Bởi nếu xảy ra sai sót nhỏ, hành động này cũng đe dọa tới sức khỏe, bé có nguy cơ gặp chấn thương thậm chí tử vong".

Con nhỏ keo 502 vào mắt, mẹ đắp thêm khăn tẩm nước được bác sĩ khen: Quá thông minh!
Nhờ đọc được cách sơ cứu khi bị keo 502 nhỏ vào mắt trước đó mà bà mẹ trẻ "cứu sống" đôi mắt cho con trai.

Tai nạn trẻ em

Chi Chi
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Tai nạn trẻ em