Con trai dậy thì bỗng nghịch ngợm hơn, mẹ đau lòng khi nghe bác sĩ kết luận mắc bệnh lạ

Ngày 26/10/2023 00:00 AM (GMT+7)

Nhận thấy con trai 14 tuổi mỗi khi có chuyện gì không hài lòng là nổi giận, đấm đá, đập phá đồ đạc, người mẹ đã đưa con đến viện khám, sững sờ nhận được câu trả lời của bác sĩ.

Nuôi con là cả một hành trình dài với mỗi người mẹ, mọi sự thay đổi của con đều làm người mẹ trăn trở đến mất ngủ. Bên cạnh những thay đổi về hình hài vóc dáng của con làm mẹ hạnh phúc, thì những thay đổi tâm sinh lý cũng khiến mẹ phải suy nghĩ không thôi. Nhất là với những đứa trẻ đang tuổi dậy thì, sự phát triển tính cách, tâm lý theo hướng không tích cực làm không ít bậc làm cha mẹ phải nặng đầu suy nghĩ.

Mới đây, một người mẹ 40 tuổi ở Quảng Đông, Trung Quốc đã chia sẻ câu chuyện về con trai 14 tuổi của mình lên Sohu, nhận được sự chú ý của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Bà mẹ cho biết, con trai cô là Tiểu Minh, năm nay 14 tuổi, từng có những biểu hiện nóng giận không kìm chế được cảm xúc, thời gian gần đây khi bước vào tuổi dậy thì ngày càng có rất nhiều biểu hiện kỳ lạ về tính cách. Bất cứ khi nào cảm thấy không hài lòng chuyện gì, cậu bé rất dễ mất bình tĩnh, luôn đập phá đồ đạc, la hét um nhà. Khi không thấy có nơi nào có thể trút giận được, Tiểu Minh sẵn sàng giật tóc, cào cấu tự làm để cơ thể mình để giải tỏa căng thẳng.

Con trai dậy thì bỗng nghịch ngợm hơn, mẹ đau lòng khi nghe bác sĩ kết luận mắc bệnh lạ - 1

Ban đầu, người mẹ cho rằng đây chỉ là sự nghịch ngợm và tức giận bộc phát của con trong giai đoạn dậy thì nên luôn nhẹ nhàng khuyên nhủ, trấn an con. Nhưng mọi chuyện dường như vượt ngoài tầm kiểm soát, mỗi khi mẹ định vỗ về con, vô tình càng khiến Tiểu Minh giận dữ la hét lớn hơn, thậm chí trút giận làm đau mẹ.

Sợ hãi trước sự thay đổi nhanh chóng của con, người mẹ đưa đến bác sĩ tâm lý khám bệnh, tại đây sau khi trải qua nhiều bài kiểm tra cả tâm lý và vật lý, bác sĩ kết luận Tiểu Minh mắc "hội chứng siêu nam", khiến mẹ cậu bé đứng chết lặng.

Con trai 14 tuổi thường xuyên đập phá đồ đạc, mỗi khi không kiểm soát được cảm xúc

Con trai 14 tuổi thường xuyên đập phá đồ đạc, mỗi khi không kiểm soát được cảm xúc

Mọi việc dường như nằm ngoài sự tưởng tượng, vì thế khi được bác sĩ chẩn đoán hội chứng kỳ lạ, người mẹ đã vô cùng sốc. Cô chỉ nghĩ đơn giản là con mình nghịch ngợm, cảm xúc phản ứng thái quá chứ không hề nghĩ đến một căn bệnh liên quan đến gen trong người.

Vậy hội chứng siêu nam là gì?

Hội chứng siêu nam (XYY) hay còn gọi là hội chứng Jacob, được phát hiện lần đầu vào năm 1961, ảnh hưởng trực tiếp đến nam giới. Nếu ở người bình thường, nam giới có một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y, nhưng khi mắc hội chứng XYY thì người này có thêm một nhiễm sắc thể Y phụ.

Tỷ lệ mắc hội chứng siêu nam khá hiếm, khoảng 1/1.000 người và dấu hiệu nhận biết không đáng kể nên khó phát hiện. Song, hội chứng này cũng gây ra không ít ảnh hưởng đến sự phát triển cơ thể, tính cách bạo lực và dễ phạm tội.

Triệu chứng của trẻ mắc hội chứng siêu nam tuy không rõ ràng nhưng có thể điểm qua một số biểu hiện như sau: 

Thể chất phát triển vượt trội: 

Đây được coi là đặc điểm cơ bản của hội chứng siêu nam, nó được bộc lộ ngay từ khi còn nhỏ. So với những đứa trẻ cùng trang lứa, trẻ mắc hội chứng có quá trình phát triển thể chất vượt xa. Trẻ tăng trưởng và phát triển thể chất nhanh, chiều cao cao hơn so với người bình thường, trán vát và thấp, cung mày lớn, hàm rộng. 

Bên cạnh đó, trẻ bệnh thường có chu vi hộp sọ lớn hơn người bình thường. Kích thước hộp sọ to hơn là do gặp phải rối loạn thần kinh Macrocephaly. Tuy chứng rối loạn thần kinh này không gây ra biến chứng nghiêm trọng nào nhưng lại ảnh hưởng đến chức năng của vỏ não, co giật, rối loạn phát triển.

Một số biểu hiện ngoại hình của trẻ mắc hội chứng siêu nam

Một số biểu hiện ngoại hình của trẻ mắc hội chứng siêu nam

Trí tuệ phát triển chậm, khó kiểm soát hành vi

Ngoài những triệu chứng trên thì trẻ mắc bệnh còn gặp vấn đề liên quan đến khả năng học tập. Ở mức độ nhận thức, bất thường hay gặp liên quan đến ngôn ngữ, những trẻ mắc bệnh sẽ chậm nói, khó khăn trong việc diễn đạt thông qua lời nói hay ngôn từ. Khoảng hơn 50% người bệnh có rối loạn học tập, thường gặp là chứng khó đọc. Những người này phát triển trí tuệ chậm, giảm khả năng học tập và khó khăn trong diễn đạt ngôn ngữ, chỉ số IQ kém, từ 60 đến 80 (chỉ số IQ trung bình khoảng 100).

Trẻ em nam mắc bệnh có các hành vi bốc đồng, tính khí bùng nổ, thách thức, bạo lực chống đối xã hội, thiếu tính tự chủ. 

Ngày nay, khoa học phát triển, y tế tiên tiến, các bất thường về nhiễm sắc thể nói chung và bất thường nhiễm sắc giới tính có thể được phát hiện sớm khi thai nhi còn trong bụng mẹ, nhờ các phương pháp sàng lọc và chẩn đoán. Hiệp hội sản phụ khoa Mỹ khuyến cáo tất cả sản phụ đều nên được tư vấn và thực hiện sàng lọc dị tật thai nhi bằng NIPT (sàng lọc trước sinh không xâm lấn).

Ngoài ra, hội chứng siêu nam tuy chưa có phương pháp điều trị dứt điểm nhưng đã có những biện pháp nhằm làm giảm các triệu chứng biểu hiện của bệnh như: Thay thế testosterone, điều trị chứng vô sinh, phẫu thuật.

Hơn nữa, không chỉ nhờ các phương pháp khoa học mà cách nuôi dạy, xoa dịu tâm lý của đứa trẻ từ nhỏ là một trong những cách tốt nhất để làm giảm nhẹ tình trạng của bệnh, hạn chế những tác động không mong muốn của hội chứng đến cơ thể.

Bố mẹ có thể giúp trẻ cải thiện kỹ năng quản lý cảm xúc bằng nhiều cách như sau:

Khả năng quản lý cảm xúc của trẻ có thể được xác định là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến cả cuộc đời trẻ. Do đó, cha mẹ phải chú ý, rèn luyện khả năng quản lý cảm xúc của con cái.

- Nuôi con phải có kỷ luật tự giác, cha mẹ chính là tấm gương phản chiếu, bởi trẻ con sẽ học và bắt chước tính cách, kỷ luật từ bố mẹ chúng. Nếu bố mẹ nuông chiều cảm xúc của con thái quá, con cái ít nhiều sẽ ảnh hưởng đến thói quen và tính cách sau này.

- Bố mẹ giúp con nhận biết và hiểu về cảm xúc. Trẻ con thể hiểu sai cảm xúc của chính mình nên cha mẹ phải dạy cho con điều đó là gì, đúng hay sai, từ đó hướng dẫn trẻ tìm cách giải tỏa cảm xúc hợp lý hơn. Ví dụ, nếu trẻ rất tức giận, cha mẹ cần nói cho trẻ biết nên bộc lộ cơn giận vào lúc nào, làm thế nào để làm dịu cơn giận, làm thế nào để giảm dần cơn giận,...

Theo Bảo Chi - Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi dạy con