Tôi cứ tưởng con bệnh nhưng hoá ra sự thật không phải vậy.
Những mẹ bỉm sữa ham công việc như tôi, nếu được gia đình thấu hiểu và hậu thuẫn thì quả thực đây là một điều vô cùng may mắn. Bởi không phải bố mẹ chồng nào cũng chấp nhận việc ở nhà giữ cháu cho con dâu đi làm.
Tính tôi yêu thích sự tự do, dù đã có chồng nhưng tôi không muốn cuộc sống của mình phải dựa dẫm hay phụ thuộc vào bất kỳ ai, kể cả về mặt tinh thần hay vật chất. Mặc dù với năng lực kiếm tiền của ông xã, sau khi sinh con thì tôi hoàn toàn có thể lui về sau để chăm lo cho gia đình, còn để anh lo kinh tế.
Ảnh minh hoạ
Không biết những mẹ bỉm khác thế nào, nhưng tư tưởng của tôi không muốn một cuộc sống như vậy. Tôi hy vọng bản thân vừa có thể làm mẹ, vừa có thể được là chính mình. Đó là lý do tôi cố gắng chăm bẵm con trai đến khi thằng bé tròn 1 tuổi, sau đó đã nhờ mẹ chồng hỗ trợ chăm cháu để tôi được trở lại với công việc của mình.
Hạnh phúc làm sao khi bố mẹ chồng là người hiện đại, tâm lý nên ông bà tôn trọng quyết định của con dâu. Tôi đã cố gắng sắp xếp và phân bổ thời gian hợp lý, ban ngày tập trung giải quyết xong công việc ở văn phòng, kết thúc 8 tiếng thì buổi tối sẽ dành toàn bộ sự chú tâm cho con trai.
Tuy nhiên tính tới tính luôn, mọi chuyện lại không diễn ra đúng như những gì tôi mong muốn. Kể từ khi đi làm, thời gian tôi và con trai tương tác với nhau hạn chế hẳn đi, nhưng nguyên nhân lại không xuất phát từ tôi. Vì dạo gần đây tôi bỗng phát hiện ra đứa trẻ ngủ nhiều, ngủ sớm hơn so với lúc trước.
Tôi tan ca về đến nhà là con trai đã ăn no, tắm rửa sạch sẽ và lên giường đi ngủ. Bằng cách nào đó, mẹ chồng đã xây dựng được thói quen này cho cháu trai nên ngày nào ngày nấy lịch trình đó cũng được lặp đi lặp lại. Trong khi đó trước đây lúc con được mẹ chăm sóc, thằng bé rất ít khi đi ngủ sớm hay ngủ nhiều như thế, toàn thức để chơi rồi bi bô suốt khiến bố mẹ mệt xỉu.
Ảnh minh hoạ
Một lần, vì để được gặp con nhiều hơn, tôi đã cố tình về nhà sớm. Lúc này, tôi bất ngờ trông thấy một cảnh tượng khiến bản thân phải dụi mắt mấy lần mới nhìn rõ. Qua khe cửa, mẹ chồng của tôi đang làm một hành động với cháu trai, bà đặt đứa trẻ nằm trên giường rồi khéo léo dùng đôi tay thực hiện các động tác massage cho cháu vô cùng uyển chuyển.
Khoảnh khắc này, tôi mới dần tỏ mọi sự. Hoá ra mẹ chồng lại chăm cháu trai chu toàn đến thế. Ban đầu tôi còn “đoán già đoán non” có phải con đang đau ốm gì không, nhưng thật ra là nhờ được bà nội massage mỗi ngày nên thằng bé mới ngủ ngon, ngủ khoẻ đến vậy.
Tôi cảm thấy hạnh phúc lắm, khi có một người mẹ chồng tuyệt vời như thế. Có bà, tôi không phải lo lắng bất kỳ điều gì…
Tâm sự từ độc giả giangthu…@gamil.com
Vì sao việc massage cho trẻ sơ sinh sẽ giúp bé ngủ ngon hơn?
Massage cho trẻ sơ sinh không chỉ là một hành động yêu thương, mà còn là một phương pháp giúp bé ngủ ngon hơn. Những động tác massage nhẹ nhàng, kết hợp với hương thơm dịu nhẹ của dầu massage, giúp bé thư giãn, giảm căng thẳng, giải phóng endorphin - hormone mang lại cảm giác hạnh phúc và dễ chịu.
Sự lưu thông máu được cải thiện nhờ massage, giúp cơ thể bé khỏe mạnh, dễ ngủ hơn. Đặc biệt, những động tác massage nhẹ nhàng trên bụng giúp bé giảm đau bụng, đầy hơi, một trong những nguyên nhân chính khiến bé khó ngủ.
Hơn nữa, việc massage thường xuyên còn tăng cường sự kết nối giữa mẹ và bé, tạo cảm giác an toàn và yêu thương, giúp bé ngủ ngon hơn. Tất cả những lợi ích này kết hợp lại, tạo nên một giấc ngủ ngon, chất lượng cho bé, giúp bé phát triển khỏe mạnh và toàn diện.
Giấc ngủ ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ sơ sinh như thế nào?
Giấc ngủ không chỉ là thời gian nghỉ ngơi của trẻ sơ sinh, mà còn là chìa khóa mở ra cánh cửa dẫn đến sự phát triển toàn diện của bé. Khi ngủ, não bộ bé hoạt động tích cực, củng cố và phát triển các kết nối thần kinh, giúp bé học hỏi, ghi nhớ và xử lý thông tin hiệu quả hơn.
Ngủ đủ giấc cũng giúp cơ thể bé sản xuất hormone tăng trưởng, thúc đẩy quá trình phát triển chiều cao, cân nặng, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch, giúp bé chống lại bệnh tật, khỏe mạnh và ít ốm đau hơn.
Hơn nữa, giấc ngủ còn mang đến cho bé sự cân bằng cảm xúc, giúp bé kiểm soát cảm xúc tốt hơn, ít cáu gắt, dễ chịu và vui vẻ hơn, từ đó giúp bé tập trung tốt hơn, học hỏi hiệu quả hơn và dễ dàng tiếp thu kiến thức mới. Tất cả những lợi ích này kết hợp lại, tạo nên một nền tảng vững chắc cho sự phát triển khỏe mạnh, toàn diện của trẻ sơ sinh.