Không phải cứ thấy trẻ sốt là cho bé uống thuốc hạ sốt ngay. Nếu trẻ chỉ sốt nhẹ cha mẹ hãy thử hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian hiệu quả lại không gây tác dụng phụ dưới đây.
Lá na
Lá na có thể hạ sốt cho trẻ là một thông tin khiến nhiều mẹ thấy ngạc nhiên phải không. Theo các thầy thuốc Đông y cho biết, bản thân quả na có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Trong đó lá na có tác dụng trị bệnh sốt rét hiệu quả. Khi trẻ nhỏ bị cảm sốt, các mẹ chỉ cần hái một nắm lá na, rửa sạch rồi giã nát. Bã lá na cho vào khăn xô mềm đắp lên trán trẻ đang sốt nhiều lần sẽ thấy ngay công dụng.
Rau húng quế
Không chỉ là một loại rau gia vị quen thuộc trong mâm cơm gia đình, rau húng quế còn có tác dụng xoa dịu thần kinh, hạ sốt, giảm stress hiệu quả. Cách mà Đông y dùng lá húng quế để cắt cơn sốt an toàn cho trẻ như sau:
+ Lấy 20 lá húng quế rửa sạch, trộn với 1 thìa cà phê gừng xay nhuyễn cùng 200 ml nước đun sôi hỗn hợp. Đun làm sao để nước rút chỉ còn 1 bát ăn cơm thì chắt ra. Bỏ 1 thìa cà phê vào nước húng quế vừa đun.
+ Hàng ngày cho trẻ bị sốt uống liên tục 2-3 bát nước húng quế như vậy. Chỉ khoảng 3 ngày, dấu hiệu cảm sốt của trẻ sẽ biến mất.
Khoai tây
Thái khoai tây thành nhiều lát mỏng ngâm vào nước giấm 10-15 phút. Vớt khoai tây ra đặt lên trán trẻ đang sốt. Khoảng 20 phút, mẹ có thể kiểm tra thân nhiệt của trẻ để thấy khoai tây có tác dụng hạ sốt nhanh như thế nào.
Tinh dầu tràm hoặc oải hương
Dù bé đang bị sốt, bạn cũng không nên kiêng tắm rửa cho trẻ. Việc làm sạch cơ thể giúp trẻ thoải mái và tránh các bệnh lây nhiễm khác. Cho trẻ đang sốt tắm bằng cách ngâm mình trong chậu nước ấm có hòa vài giọt tinh dầu tràm hoặc oải hương, vừa có tác dụng hạ sốt, đồng thời giúp tinh thần của trẻ tỉnh táo, dễ chịu hơn rất nhiều. 2 loại tinh dầu này có thể làm giảm ho cảm, nghẹt mũi cho trẻ em hiệu quả. Sau khi tắm ngâm 10 phút, mẹ cho trẻ lau khô người, mặc đồ rộng và nằm nghỉ ngơi trên giường.
Lô hội
Nếu có thể, mẹ nuôi con nhỏ nên trồng vài chậu lô hội trong nhà.
Chất gel lạnh của lô hội có rất nhiều công dụng khác nhau, đặc biệt là khả năng hạ sốt nhanh và hiệu quả cho trẻ nhỏ. Các mẹ lấy phần ruột trắng của lá lô hội bôi đều lên trán, bàn tay chân, lưng cho trẻm sau đó mát-xa nhẹ nhàng để chất gel lạnh giúp trẻ dễ chịu và nhanh hạ thân nhiệt.
Dầu oliu
Hạ sốt cho trẻ bằng dầu oliu rất đơn giản mà hiệu quả. Đây cũng là biện pháp hạ sốt được các mẹ có con dưới 1 tuổi thực hiện vì tính an toàn cho trẻ. Trước khi trẻ đến giờ đi ngủ, mẹ nhỏ vài giọt dầu oliu vào lòng bàn tay, chà xát hai tay để làm ấm tinh dầu rồi thực hiện các động tác mát-xa cho bé. Sau khi mát-xa xong, mẹ dùng khăn mềm lau sạch phần dầu trên người bé rồi mặc quần áo thoáng rộng cho trẻ ngủ. Bé bớt quấy khóc, khó chịu vì cơn sốt và ngủ ngon hơn.
Dưa chuột
Trẻ sốt mọc răng là tình trạng rất thường gặp ở trẻ từ 6-24 tháng. Với trẻ dưới 1 tuổi, trước khi những chiếc răng đầu tiên thực sự xuất hiện, bé thường khó chịu và xuất hiện những cơn sốt báo hiệu. Để giảm sốt và giúp bé thoải mái hơn, có thể dùng dưa chuột cắt gọt thành hình đầu ti cho bé cầm gặm mút. Dưa chuột có tính mát sẽ làm giảm đau sưng lợi và hạ sốt nhanh chóng cho bé yêu.
Mẹ cần chuẩn bị sẵn nhiều “đầu ti giả” bằng dưa chuột để thay cho bé vì bé có xu hướng gặm gãy hoặc làm rơi nhiều lần. Trong quá trình bé gặm dưa chuột, mẹ phải theo dõi trẻ sát sao để tránh tình trạng con bị nghẹn.
Lá cây me đất
Theo y học cổ truyền, chua me đất hoa vàng có vị chua, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, tiêu viêm rất tốt. Khi thấy con sốt, mẹ có thể hái lá me đất rửa sạch rồi giã nát, lấy nước cốt cho trẻ uống nhiều lần trong ngày sẽ thấy tác dụng hạ nhiệt của lá me đất. Tuy nhiên, biện pháp này chỉ phù hợp với trẻ lớn từ 6 tuổi trở lên.
Lá bạc hà
Lá bạc hà có công dụng hạ nhiệt, giảm sốt, sát khuẩn rất tốt. Nếu trẻ bị sốt do viêm họng mẹ nên sử dụng lá bạc hà xay nhuyễn pha cùng mật ong và nước ấm cho trẻ uống nhiều lần trong ngày sẽ thấy trẻ bình phục nhanh chóng mà không cần dùng thuốc tây.
Tỏi
Tỏi có mùi khá nặng nên không phải trẻ nào cũng thích sử dụng tỏi để hạ sốt. Vì vậy, dùng tỏi để hạ sốt chỉ phù hợp với trẻ trên 10 tuổi. Cách làm rất đơn giản, mẹ chỉ cần bỏ tách vài nhánh tỏi, đem đập dập hòa vào ly nước nóng. Đưa ly nước lại gần mũi trẻ cho xông ngửi. Tiếp đó, đợi khoảng 10 phút, cho nước nguội dần mới vớt bỏ tỏi ra ngoài, cho trẻ uống nước còn lại trong ly. Tỏi có tác dụng kháng viêm, chống lạnh, đẩy lùi bệnh cảm cúm rất hiệu nghiệm, từ đó giúp nhanh chóng hạ sốt.
Nghệ
Người Ấn Độ rất thích sử dụng sữa nghệ trong bữa ăn hàng ngày vì hợp chất chất curcumin có khả năng chống virus, kháng khuẩn hiệu quả cao. Một ly sữa nghệ gồm có 200 ml sữa nóng, ½ thìa tinh bột nghệ, ½ thìa tiêu đen sẽ giúp trẻ vừa hạ sốt lại tăng cường sức đề kháng do mắc các bệnh viêm nhiễm. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho trẻ từ 10 tuổi trở lên các mẹ nhé.
Lau người cho trẻ
Một số trẻ đã uống thuốc hạ sốt nhưng vẫn nóng người, sốt cao mà thời gian sử dụng liều hạ sốt tiếp theo chưa đến thì mẹ có thể áp dụng phương pháp lau người hạ sốt cho con. Cho trẻ nằm trên giường, trong phòng kín gió. Lấy một phích nước nóng, 1 chậu nước, 5-6 khăn mặt dày để dùng lau người cho trẻ. Nhúng khăn trong nước ấm. Vắt khô rồi lau khắp người trẻ, tiếp đó lại đặt khăn vào các vị trí như 2 nách, 2 bên bẹn, trán. Khi thấy khăn nguội thì thay khăn liên tục cho trẻ.
Lưu ý quan trọng khi hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian:
- Những biện pháp hạ sốt trên đây tuy rất hiệu quả và an toàn nhưng cha mẹ cần theo dõi trong quá trình áp dụng cho bé nhà mình.
- Một số trẻ có thể dị ứng với các loại lá cây tự nhiên, do vậy trước khi cho trẻ sử dụng nên thử với lượng nhỏ trên bề mặt da để biết cách trẻ không có phản ứng dị ứng.
- Nếu đã áp dụng biện pháp hạ sốt cho trẻ bằng phương pháp dân gian nhiều lần nhưng trẻ vẫn sốt và có xu hướng sốt cao trên 39 độ, cần cho trẻ uống thuốc hạ sốt và đưa đến cơ sở y tế thăm khám.
* Thông tin mang tính chất tham khảo