Một bức ảnh hai số phận và bài học bố mẹ cần dạy con về nghị lực sống

Ngày 23/01/2020 18:39 PM (GMT+7)

Trong ảnh, có 2 cô bé chạc tuổi nhau, khoảng 4 hoặc 5 tuổi. Một cô bé đi theo bố để nhặt phế liệu. Còn bên kia đường, là một cô bé mặc chiếc váy bồng bềnh như… công chúa.

Trên cuộc sống, mỗi người đều có một số phận, một hoàn cảnh sống khác nhau và trẻ em cũng vậy. Các em không có quyền lựa chọn gia đình sinh ra mình. Trẻ em lớn lên trong các gia đình giàu có, có thể nhận được đầy đủ những điều kiện về vật chất và tinh thần từ nhỏ. Còn đối với những trẻ em nghèo, ngay cả việc có cố gắng hết sức thì có lẽ điểm cuối mà bé có được cũng chỉ là khởi đầu của một đứa trẻ giàu có.

Đối với hiện tượng như vậy, bố mẹ nên giúp con cái mình có một cách nhìn nhận đúng đắn để không cảm thấy ghen tuông, thấy kém hay mất niềm tin vào cuộc sống.

Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện một bức ảnh có thể khiến bất cứ ai nhìn cũng phải nghẹn lòng. Bức ảnh là sự khác biệt điển hình giữa 2 gia đình, 2 tầng lớp khác nhau trong xã hội. Trong ảnh, có 2 cô bé chạc tuổi nhau, khoảng 4 hoặc 5 tuổi. Một cô bé đi theo bố để nhặt phế liệu. Cô bé cầm một cái túi nilon nhựa lớn và vác trên vai đầy nặng nhọc. Bố của bé cũng phải mang một bao tải nặng những đồ. Còn bên kia đường, là một cô bé mặc chiếc váy bồng bềnh như… công chúa.

Một bức ảnh hai số phận và bài học bố mẹ cần dạy con về nghị lực sống - 1

Cùng một độ tuổi, trong khi cô bé phải vất vả nhặt rác cùng bố thì người bạn đối diện lại thảnh thơi diện váy đi dạo cùng bà 

Cô bé nghèo đã cứ ngoái đầu nhìn lại và ghen tị với chiếc váy, với sự nhàn nhã của cô bé tiểu thư nhà giàu. Có lẽ, dù còn nhỏ nhưng bé cũng cảm nhận được sự khác biệt, sự tương phản giữa cuộc sống của mình và người bạn bằng tuổi kia. Hai đứa trẻ đi ngang qua nhau, mỗi người một số phận, một cuộc đời. Chứng kiến cảnh này, nhiều dân mạng dã thở dài: Đúng là một độ tuổi, hai số phận.

Rõ ràng, cô bé nhặt rác với bố kia cũng mơ ước được đối xử như một nàng công chúa. Sống dưới sự chăm sóc, bảo vệ của bố mẹ là niềm hạnh phúc lớn nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng trong thế giới này, một số người đã và đang phải vật lộn để mưu sinh và họ không có cách nào để cho con mình một cuộc sống đủ đầy như những gia đình giàu có khác. Một đứa trẻ được sinh ra trong gia đình nghèo phải chịu những thiệt thòi hơn.

Một bức ảnh hai số phận và bài học bố mẹ cần dạy con về nghị lực sống - 2

Một đứa trẻ được sinh ra trong gia đình nghèo phải chịu những thiệt thòi hơn. (Ảnh minh họa)

Trẻ em sinh ra có một hoàn cảnh khác nhau, đây là một thực tế dù muốn hay không chúng ta cũng phải chấp nhận. Khi gặp hoàn cảnh gia đình mình kém hơn nhà khác một chút, cha mẹ nên có những hướng dẫn để trẻ không tự ti, không mặc cảm và mất tinh thần vào cuộc sống. Ngược lại, với những bé được may mắn hơn khi sinh ra trong gia đình giàu có, cũng cần phải dạy cho bé cách trân quý sức lao động, nỗ lực làm việc và không coi thường những người xung quanh:

Dưới đây là những điều trẻ bố mẹ nên giáo dục con mình:

Đừng chỉ chú trọng việc học là duy nhất

Trong mắt một số phụ huynh, chỉ có điểm kiểm tra các môn học là quan trọng, những thứ khác chỉ là lãng phí thời gian. Trên thực tế, kiểu suy nghĩ này tương đối hạn hẹp. Những môn năng khiếu, sở trường mà trẻ được học có thể hình thành và phát triển một đứa trẻ toàn diện hơn. Nếu một đứa trẻ chỉ biết học và không quan tâm tới bất cứ điều gì khác sẽ khó mà phát triển tổng hòa được.

Một bức ảnh hai số phận và bài học bố mẹ cần dạy con về nghị lực sống - 3

Hãy dạy các con biết trân trọng những gì mình có được trong cuộc sống mỗi ngày (Ảnh minh họa)

Thiết lập quan điểm đúng: Đừng so sánh

Ngày nay, xu hướng so sánh ngày càng trở nên nghiêm trọng và xuất hiện nhiều hơn trong suy nghĩ của trẻ. Một số bé ngay từ mẫu giáo đã nhận thấy sự khác biệt và so sánh nhà mình với nhà bạn. Đây là một điều sẽ có tác động tiêu cực.

Trong vai trò cha mẹ, khi chưa thể cố gắng giàu bằng gia đình khác thì nên giáo dục con để con đối diện với điều này một cách tích cực hơn. Hãy cho con hiểu hoàn cảnh gia đình không đại diện cho tất cả mọi thứ, khi họ giàu hơn mình, mình không nên ghen tị hay thù hận. Thay vào đó, chúng ta nên bình tĩnh, đặt nhiều năng lượng và sự cố gắng vào việc ổn định cuộc sống của chính mình.

Đưa trẻ đi du lịch nhiều hơn để cảm nhận và lắng nghe

Một số phụ huynh có quan điểm rằng sẽ không đưa con đi du lịch vì con còn quá nhỏ, không nhớ điều gì, cũng không cảm nhận được gì, cho đi chỉ là một sự lãng phí và mất công. Nhưng trên thực tế, trong quá trình đi du lịch, đến với những vùng đất mới, gặp những con người mới, đứa trẻ sẽ được mở rộng tầm nhìn.

Khi gia đình có điều kiện một chút, bạn nên cho con đi du lịch. Đó là cách giúp bé hiểu rằng có nhiều số phận, nhiều hoàn cảnh cuộc đời khác nhau trên thế giới này. Thế giới đầy màu sắc trong mắt trẻ khi được đi nhiều, nhìn nhiều và cảm nhận. Đây là một điều rất có ý nghĩa để trẻ luôn có thái độ sống tích cực nhất để dù có được sống trong sung sướng thì trẻ cũng không cao ngạo hay coi thường người khác.

Một bức ảnh hai số phận và bài học bố mẹ cần dạy con về nghị lực sống - 4

Khi gia đình có điều kiện một chút, bạn nên cho con đi du lịch. Đó là cách giúp bé hiểu rằng có nhiều số phận, nhiều hoàn cảnh cuộc đời khác nhau trên thế giới này. (Ảnh minh họa)

Luôn có những gia đình giàu và nghèo, đó là điều bất biến trong xã hội dù ở giai đoạn nào. Là cha mẹ, bạn nên làm gương cho con. Nếu bản thân cha mẹ sống trong hoàn cảnh chưa như mong đợi mà luôn hận thù thì cũng khó phát triển, hoặc với những người giàu có luôn coi thường người nghèo thì sẽ khiến nhân cách của trẻ bị ảnh hưởng.

Ngay cả khi đứa trẻ may mắn được sinh ra trong gia đình giàu có, cha mẹ cũng nên định hướng cho con về việc cần phải làm việc chăm chỉ và cố gắng hết mình để có được những điều tốt hơn thay vì lười biếng và hưởng thụ.

Con giận dỗi, hành động của Khánh Thi được so sánh rất giống người này!
Kết quả của việc dỗ dành này là gì chưa rõ nhưng rõ ràng cách hành xử của Khánh Thi khác đại đa số các bà mẹ, ông bố khác, sẽ bỏ mặc hoặc quát mắng vì...
Minh Khuê (Theo Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi dạy con