Mùa lạnh, trẻ bị ho, sổ mũi có nên tắm không?

Ngày 24/12/2017 16:13 PM (GMT+7)

Việc tắm rửa cho trẻ khi bị ho, sổ mũi là vô cùng cần thiết nhưng phải lưu ý những điều dưới đây để bệnh tình bé không nặng thêm.

Trẻ bị ho, sổ mũi có nên tắm không ?” là thắc mắc của nhiều bà mẹ. Hầu hết mẹ sợ rằng nếu tắm cho bé thì sẽ khiến bé bị ốm nặng thêm. Tuy nhiên quan niệm này hoàn tòan sai lầm. Dù bé bị ốm thì vẫn cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ.

1. Dấu hiệu trẻ bị ho, sổ mũi

Khi thời tiết chuyển mùa hoặc vào mùa đông, trẻ nhỏ thường hay bị mắc các bệnh đường hô hấp. Đặc biệt cảm cúm là một bệnh phổ biến ở trẻ nhỏ. Bệnh thường kéo dài từ 5 đến 7 ngày. Nếu được chăm sóc đúng cách bé sẽ tự hồi phục sức khỏe.

Cảm lạnh sẽ khiến bé bị hắt hơi, nghẹt mũi, đau họng, ho có đờm dần dần. Còn khi bị cảm cúm, bé sẽ bị sốt, ho khan, sổ mũi ngay trong 2-3 giờ đầu tiên.

2. Trẻ bị ho, sổ mũi có nên tắm không?

Khi bé bị ho, sổ mũi mẹ vẫn nên tắm rửa thường xuyên cho bé. Việc vệ sinh cá nhân kém có thể khiến bé mắc các bệnh nhiễm trùng. Trong khi việc tắm rửa sạch sẽ giúp làm sạch mồ hôi, khiến bé thoải mái và nhanh khỏi bệnh hơn.

Nhiều mẹ lo lắng việc tắm cho bé có thể khiến bệnh tình nặng hơn. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi mẹ tắm nước lạnh và tắm quá lâu cho bé. Nếu bé tắm nước ấm và tắm đúng cách thì việc tắm rửa sẽ không khiến bệnh nặng thêm.

Mùa lạnh, trẻ bị ho, sổ mũi có nên tắm không? - 1

Bé vẫn nên tắm khi bị ho, sổ mũi. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên mẹ cần lưu ý các điều sau đây khi tắm cho bé:

- Nước tắm của bé cần có nhiệt độ vừa phải, không quá nóng cũng không quá lạnh. Nhiệt độ tắm thích hợp là từ 33 độ C đến 35 độ C.

- Phòng tắm cho bé phải kín gió.

- Mẹ cần tắm nhanh cho bé, tránh để bé ngâm nước lâu. Thời gian tắm thích hợp là từ 10 giờ đến 10 giờ 30 sáng hoặc 14 đến 15 giờ chiều. Tuyệt đối tránh tắm cho bé sau 16 giờ chiều. Thời gian tắm thích hợp là khoảng 5 đến 6 phút. Không tắm cho bé quá 7 phút.

- Lau khô người cho bé ngay sau khi tắm xong. 

- Sau khi tắm để bé ở trong phòng kín gió từ 10 đến 15 phút mới cho bé ra ngoài chơi.

Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh cho biết trên báo Sức khỏe và Đời sống, bé ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn, có thể theo dõi bé ở nhà. Nên chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc súp để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé.

Lê Ánh (Dịch từ Babycenter)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trẻ nhỏ và bệnh thường gặp