Bức ảnh 4 cô con gái vẫn ngủ với bố mẹ khiến nhiều người băn khoăn
Từ khi sinh ra đến khi lớn lên, cha mẹ là những người đầu tiên con nhìn thấy, con tiếp xúc nhiều nhất và cũng là người yêu thương, chăm sóc con mỗi ngày. Chính vì thế, sự tin tưởng và phụ thuộc của con cái vào cha mẹ là điều hiển nhiên. Trẻ cần bố mẹ ở bên, động viên, chăm sóc. Nhưng cùng với thời gian, khi trẻ đã lớn mà vẫn phụ thuộc quá nhiều vào bố mẹ thì điều này sẽ gây ra những bất lợi cho tuổi trưởng thành của trẻ.
Cách đây không lâu, trên một hội nhóm có chia sẻ bức ảnh 3 cô con gái trong một gia đình đang ngủ ngon lành cùng bố trên một chiếc giường. Chỉ là một bức ảnh nhưng dân mạng đều chung một suy nghĩ rằng nên tách họ ra, không thể để ngủ chung như vậy được. Người mẹ cũng hạ quyết tâm tách con ra.
Chỉ là một bức ảnh nhưng dân mạng đều chung một suy nghĩ rằng nên tách họ ra, không thể để ngủ chung như vậy được. Người mẹ cũng hạ quyết tâm tách con ra. (ảnh minh họa)
Câu chuyện của người mẹ ấy là: Lần đầu, cô sinh đôi hai đứa con gái. Vợ chồng cô vô cùng hạnh phúc, đặc biệt là người chồng. Mọi việc chăm sóc con đều do một tay anh làm. Chính vì thế hai con cực kỳ quấn bố. Vài năm sau, cô lại mang thai lần thứ 2, lần này cũng là một bé gái kháu khỉnh. Gia đình của họ có 3 cô con gái tất cả và điều đó đồng nghĩa với việc người bố lại có thêm một cô công chúa để chăm sóc. Người bố quan tâm tới con gái của mình rất nhiều.
Và cả ba con gái đều ngủ chung với bố mỗi ngày, nó hình thành 1 thói quen khó bỏ. Cô con gái út nghiễm nhiên nối gót hai chị, sớm hình thành thói quen không thể đi ngủ nếu không có bố. Nhưng điều đáng nói là ở chỗ, khi nhỏ không sao, giờ 2 cô chị đã phát triển, thành bé gái lớn mà vẫn ngủ chung như vậy khiến nhiều người cảm thấy bất an. Người mẹ cũng quyết định sẽ áp dụng việc tách các con ra, không cho ngủ chung với bố nữa.
Thực tế đây là câu chuyện vẫn thường xảy ra ở rất nhiều gia đình. Khi con gái lớn lên, dù là tình cảm bố - con nhưng cũng đến lúc các bậc sinh thành nên trau dồi nhận thức về giới tính cho các con. Việc ngủ cùng bố như vậy sẽ khiến con gái khó phân biệt được khác giới là như thế nào, nó có thể gây ra những hậu quả ngoài sức tưởng tượng:
Điều đáng nói là ở chỗ, khi nhỏ không sao, giờ 2 cô chị đã phát triển, thành bé gái lớn mà vẫn ngủ chung như vậy khiến nhiều người cảm thấy bất an. Người mẹ cũng quyết định sẽ áp dụng việc tách các con ra, không cho ngủ chung với bố nữa. (Ảnh minh họa)
Vậy tại sao trẻ phải ngủ riêng giường?
Cải thiện chất lượng và an toàn giấc ngủ
Khi ngủ cùng con, cha mẹ luôn lo lắng con sẽ dễ bị đè hoặc bị đánh thức khi mình trở mình tới lui, cha mẹ cũng dễ bị con đánh thức khi con ngủ ngon. Ngủ giường riêng có không gian ngủ rộng hơn, ngủ thoải mái hơn, chất lượng giấc ngủ cũng sẽ được cải thiện, đồng thời tương đối an toàn cho trẻ.
Rèn luyện tính độc lập của trẻ
Mỗi đứa trẻ là một cá thể độc lập, không phân biệt tuổi tác. Khi đứa trẻ lớn lên, suy nghĩ của nó cũng chín chắn hơn, và nó cần không gian độc lập của riêng mình. Trẻ bắt đầu có nhận thức về tính tự lập, từ đồ chơi đến những vật dụng cần thiết hàng ngày, trẻ sẽ tự ghi dấu ấn của mình, vì vậy, cha mẹ cũng nên tạo cho trẻ không gian riêng để trẻ học cách tự lập.
Tích cực nuôi dưỡng tính tự chủ của trẻ
Thông qua quá trình ngủ tách riêng, đứa trẻ có thể nhận ra rằng mình là một cá thể độc lập và không phụ thuộc vào sự tồn tại của cha mẹ. Với tính tự chủ, bạn có thể tự mình đưa ra quyết định, dần dần trẻ cũng có thể trải nghiệm niềm vui khi trưởng thành, điều này giúp hình thành tính cách độc lập và tự tin của trẻ.
Nhưng khi nào thì nên cho trẻ ngủ riêng giường?
Nên ngủ chung với bố mẹ trong vòng 1-2 tuổi
Trẻ từ 1 - 2 tuổi còn nhỏ và vẫn chưa thể biểu hiện được việc trẻ không khỏe hay khó chịu, lúc này trẻ cần được cha mẹ chăm sóc nhiều hơn. Cha mẹ có thể kê một chiếc giường nhỏ trong phòng, cho trẻ ngủ giường một mình nhưng không chia phòng để tiện cho việc chăm sóc trẻ.
Hướng dẫn trẻ ngủ một mình thích hợp cho trẻ 2-3 tuổi
Trẻ dần học cách diễn đạt ở độ tuổi 2-3, giai đoạn này cha mẹ có thể hướng dẫn trẻ tách giường và ngủ phòng riêng một cách đúng đắn, tuy nhiên cũng tùy vào tình trạng thực tế của từng trẻ mà cố gắng hướng dẫn trẻ chứ không nên ép trẻ ngủ phòng riêng.
4-5 tuổi là thời điểm tốt nhất để ngủ phòng riêng
4-5 tuổi là độ tuổi trẻ đi mẫu giáo, trẻ bắt đầu tiếp xúc nhiều hơn với những người khác ngoài bố mẹ, đây là giai đoạn trẻ cần học cách tự lập. Cha mẹ cũng nên hạ quyết tâm cho trẻ ngủ một mình, thông qua việc hướng dẫn và khuyến khích dần dần sẽ tạo cho trẻ cảm giác an toàn và và hình thành thói quen trẻ ngủ một mình.
Làm thế nào để tập cho trẻ ngủ một mình?
Chọn một thời điểm đặc biệt
Bố mẹ có thể lựa một thời điểm phù hợp để làm điều này, cho trẻ cơ hội thích nghi dần dần. Ban đầu có thể là tách ra nằm giường riêng nhưng vẫn chung phòng với bố mẹ. Sau đó từ từ tách phòng. Có thể lựa chọn thời điểm vào ngày sinh nhật của trẻ hoặc ngày đầu tiên đi học mẫu giáo. Lý do là bạn có thể nói với con việc hôm nay con đã là một người lớn rồi, con cần phải đi ngủ riêng một mình như người lớn. Điều đó khích lệ sự tò mò và cảm thấy hãnh diện khi mình giống như người lớn ở trẻ.
Cùng con trang trí phòng riêng
Khi trang trí phòng trẻ em, cha mẹ có thể cho con quyền tự quyết thích trang trí những gì mà mình muốn, không ép buộc hay quyết định thay con. Toàn bộ vật dụng, cách trang trí như đèn, bàn ghế, giấy dán tường,… bé có thể tự quyết định, mang đến cho bé nhiều sự lựa chọn. Đứa trẻ chắc chắn sẽ cảm thấy thích thú hơn trong một không gian, môi trường mà bé thích và cảm thấy đây là thế giới riêng của mình.
Tạo một vài thói quen dễ chịu trước khi ngủ cho trẻ
Khi không ngủ cùng bố mẹ, trẻ sẽ khó tránh khỏi tâm lý hồi hộp, sợ hãi. Cha mẹ có thể tạo một số thói quen như để ánh đèn mờ mờ trước khi ngủ, kể chuyện, đọc truyện cho con nghe, chúc con ngủ ngon… Những điều này sẽ khiến bé thiếp vào giấc ngủ một cách dễ chịu và an toàn hơn. Sau khi trẻ ngủ say rồi bố mẹ mới rời khỏi phòng thay vì bắt con ở một mình trong phòng từ lúc chưa ngủ được, trẻ sẽ vô cùng sợ hãi.