Chồng đi làm xa, một mình ôm con sống trong căn nhà toàn những con người xa lạ, em đau đớn quá!
Không biết trên thế gian này, có ai được làm mẹ mà lại cảm thấy cơ cực và tủi nhục như em không…Có lẽ, những bà mẹ khác khi đón thiên thần bé nhỏ chào đời bên cạnh luôn có người đàn ông mình yêu thương và gia đình vun vén nên hạnh phúc lớn đến tột cùng. Còn em, 25 tuổi, sinh con lần đầu, chẳng chồng bên cạnh, nhà chồng lại chẳng thương mà còn hạch sách, khó dễ đủ điều khiến cảm thấy sao phận mình bất hạnh quá!
Cưới nhau sau bốn năm cùng giảng đường, chỉ sau 6 tháng hôn nhân, anh quyết định đi tu nghiệp 2 năm tại Pháp để mở rộng kiến thức về ngành thiết kế dù lúc đó em đã có thai 2 tháng. Không thể íth kỷ thuyết phục chồng ở lại vì em mà quên đi sự nghiệp và đam mê của anh, em đành vui cười cho anh yên tâm. Lúc đầu vợ chồng ở riêng nhưng lúc anh đi, anh muốn em dọn về nhà bố mẹ anh ở để ông bà tiện chăm sóc lúc sinh nở. Nghĩ xa chồng nhưng được gần gũi người nhà cũng sẽ đỡ tủi thân nên em vui lòng dọn về.
7 tháng bầu bì ở nhà chồng, dù nghén ngẩm nặng nề nhưng vì là phận dâu con, em vẫn cố gắng nấu cơm rưa bát, dọn dẹp nhà cửa gọn gàng cho bố mẹ chồng. Dù nhiều lúc dọn xong mâm cơm, em mệt và nghén đến nỗi chẳng ăn được gắp cơm nào. Vì leo cầu thang lau dọn nhiều, em sinh non. Con gái mới được 37 tuần nên cân nặng có 2,9kg. Bố mẹ chồng em thất vọng thấy rõ, gặp ai đến thăm ông bà đều nhanh nhảu: Mẹ nó chỉ biết ăn và chờ đẻ mà cũng không xong, để sinh ra con ốm yếu như vậy! Em nghe, buồn nhưng cắn răng như không biết.
Ở cùng phòng em và con để lấy tiếng chăm cháu nhưng mẹ chồng em chỉ lo nựng nịu cháu, còn lại không hề đụng tay vào việc giặt tã, rửa bình, đổ bỉm, cũng không quan tâm đến bữa ăn của em thế nào, em có ăn được không hay ngủ được không. Bà ôm cháu, chơi với cháu cả ngày dài. Quần áo cháu bà thay ra, kêu em đi giặt. Bỉm cháu đầy, bà thay bỉm mới rồi nói em đi dọn. Đến bữa ăn, bà ngồi bế cháu rồi sai em đi chợ, nấu cơm cho bà. Nhiều lúc khiến em không hiểu, ai mới là bà đẻ sau sinh.
Mẹ chồng thường xuyên ca ngợi rằng mà một tay chăm cháu, còn em thì lười chảy thây (ảnh minh họa)
Mới 2 tháng tuổi nhưng con em lại khó ngủ. Ngày ngủ đêm thức, vì thế em cũng quay cuồng theo đồng hồ sinh học tréo ngoe đó. Ngày con ngủ, em tranh thủ chợp mắt nhưng mẹ chồng không thương, mở cửa phòng vào thấy em ngủ là cố tình làm mạnh tay để em giật mình.Bà bảo em sao làm mẹ mà lưòi thế!
Mẹ chồng không quan tâm em đang vất vả thế nào khi một mình nuôi với con mà không có chồng bên cạnh đỡ đần. Vậy nhưng, mỗi khi chồng gọi về hỏi thăm, mẹ lại ngọt ngào và bảo chồng yên tâm lo tu nghiệp, vợ con ở nhà ăn trắng mặc trơn, có mẹ lo hết mọi thứ! Chẳng lẽ em lại nói với chồng, mẹ anh giả dối? Thiệt cay đắng!
Cách đây hơn tuần, đêm nghe tiếng con khóc, bà qua phòng xem tình hình rồi bảo để bà ẵm về phòng cho ngủ cùng xem có chịu không. Không thể từ chối, em để bà ôm con về. Nằm bên này phòng nghe con khóc ngày càng to, em mò qua nói để con dỗ thì bà xua đi, bảo ngày xưa một tay nuôi chồng lớn ngần ấy thông minh khỏe mạnh, xá gì chuyện này! Vậy mà con cứ khóc gần hai mươi phút, hồi sau chắc mệt lả nên thiếp đi. 2 giờ sáng, bồn chồn vì lo cho con nên em qua phòng xem tình hình. Bà nội nằm trùm chăn ngủ say sưa, bên cạnh là con phong phanh không mền gối. Ngay khi định bế con về phòng em đã giật bắn vì con nóng ran như cục lửa. Cập nhiệt độ con lên 40, hoảng loạn em khóc như mua rồi lên đánh thức bà và đòi đưa con vào viện.
Thì ra khi con khóc nhiều quá, mồ hôi ra đầm đìa, bà đã mở máy lạnh để “làm mát” rồi để con nằm phong phanh dưới nhiệt độ rất thấp làm con bị nhiễm lạnh. Cơ thể con còn non quá nên viêm phổi! Con nằm viện một tuần, em vất vả chạy từ nhà vào viện và ngược lại. Mẹ chồng cũng vào chăm phụ nhưng cứ bảo là lỗi của tôi, không dỗ được con nên mới sinh cớ sự; Ba chồng thì bảo chồng thì đi học hành cực khổ xứ người, vợ ở nhà có mỗi chuyện chăm con cũng làm không xong! Quá tủi thân, em gọi điện cho chồng và than thở. Anh chỉ nói được mỗi câu “ráng đi em”…
Đêm, ngồi nhìn con mà nước mặt tự dưng rơi. Em phải cố gắng “ráng” xa chồng, “ráng” một mình chăm con và chịu sự ghẻ lạnh của bố mẹ anh đến khi nào?
Tâm sự của độc giả ở địa chỉ mail phuong_hoa....@..............