Trẻ nói tiếng Anh thạo hơn tiếng Việt, cha mẹ tưởng "Con tôi giỏi" nhưng đi khám mới chết lặng

Ngày 24/10/2018 12:00 PM (GMT+7)

Khi bố mẹ thấy trẻ nói tiếng Anh chỉ mang tính chất máy móc, nói một cách đơn lẻ, không sử dụng để giao tiếp hoặc để hiểu trả lời là những trẻ đang gặp vấn đề về rối loạn ngôn ngữ.

Những ngày qua, phóng sự của đài VTV về hiện tượng trẻ Việt Nam sử dụng tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt, thậm chí một số trường hợp trẻ nhỏ dưới 3 tuổi gặp khó khăn khi sử dụng tiếng Việt thu hút được đông đảo sự quan tâm của mọi người.

Có thể nói, đây là vấn đề được chú ý bởi tiếng Anh luôn là điều các phụ huynh muốn hướng đến cho con trong xã hội phát triển, hội nhập hiện nay. Nhiều cha mẹ còn tự hào khi con có năng khiếu ngoại ngữ, dù không nói được tiếng Việt cũng không có vấn đề gì, vậy tại sao, trẻ lại bị rối loạn ngôn ngữ?

Câu chuyện này cũng gây ra nhiều luồng tranh cãi với những phụ huynh cho con học song ngữ. Tuy nhiên, thực hư câu chuyện trẻ bị rối loạn ngôn ngữ khi học tiếng Anh mà chưa thạo tiếng Việt là như thế nào?

Trẻ nói tiếng Anh thạo hơn tiếng Việt, cha mẹ tưởng amp;#34;Con tôi giỏiamp;#34; nhưng đi khám mới chết lặng - 1

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ nói thạo tiếng Anh hơn tiếng Việt đang là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm.

Những trẻ gặp vấn đề khi nói tiếng Anh thạo hơn tiếng Việt

Theo cô Ngô Hiên – Nhà trị liệu tâm lý, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học Tâm lý - Giáo dục (Hà Nội), mỗi tháng trung tâm khám mới khoảng 50 trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, trong đó có những trẻ gặp vấn đề nói thạo tiếng Anh hơn tiếng Việt.

Và hầu hết những trẻ này đều có rắc rối tiềm ẩn về ngôn ngữ và việc trẻ chưa thành thục tiếng mẹ đẻ đã tiếp xúc với ngôn ngữ khác sẽ làm việc tiếp nhận sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ khó khăn, hạn chế hơn. 

Chính vì vậy, khi con nói tiếng Anh, bố mẹ cần lưu ý con có sử dụng ngôn ngữ đó để giao tiếp tương tác hay chỉ sử dụng một cách máy móc, đơn lẻ không phù hợp ngữ cảnh đó có thể là dấu hiệu con đang bị rối loạn ngôn ngữ cần can thiệp.

Cô Hiên kể, bé Bống (tên nhân vật được thay đổi) cũng là một trong những trẻ đang điều trị rối loạn ngôn ngữ ở trung tâm, thích nói tiếng Anh nhưng nói ngọng và không biết trả lời khi cô giáo hỏi.

“Khi đưa hình màu xanh cho bạn ý, bạn ý nói là Bnue (nói ngọng - PV). Khi cô giáo đưa hình màu vàng hỏi bạn ý là màu gì, bạn cũng nói Bnue, đến khi cô giáo gợi ý “Yyyy…” thì bạn ý mới nói được là Yellow hay các màu khác cũng vậy. Bạn ý không hiểu và không có sự sàng lọc, mới gọi được tên bằng tiếng Anh nhưng chưa gọi đúng và chưa nắm chắc”, cô Hiên chia sẻ.

Trẻ nói tiếng Anh thạo hơn tiếng Việt, cha mẹ tưởng amp;#34;Con tôi giỏiamp;#34; nhưng đi khám mới chết lặng - 2

Cô Ngô Mai Hiên - Nhà trị liệu tâm lý, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng khoa học Tâm lý - Giáo dục (Hà Nội).

Chia sẻ thêm, cô Trần Thị Diễm – Nhà trị liệu tâm lý của Trung tâm cũng kể về bé Sóc (Tên nhân vật được thay đổi) - một trường hợp trẻ bị Rối loạn phổ tự kỷ nói tiếng Anh nhiều hơn tiếng Việt.

"Bé Sóc được mình tiếp nhận vào lúc hơn 4 tuổi, vốn Tiếng Việt của bé rất ít, bé nói được 1 vài từ; ngược lại tiếng Anh bé nói nhiều và thường xuyên hơn. Bé đọc chữ số, chữ cái bằng tiếng Anh, hát ê a theo nhạc điệu bài hát tiếng Anh. Tuy nhiên, khi đặt vào tình huống được hỏi: Số mấy đây? Chữ gì đây? Bé không trả lời được.

Sau 4 tháng can thiệp trong đó có 3 tháng can thiệp tích cực, bạn đã nói Tiếng việt theo cô, vốn từ Tiếng Việt được mở rộng hơn”, cô Diễm chia sẻ.

Trẻ sử dụng thiết bị điện tử nhiều, tương tác một chiều dễ rối loạn ngôn ngữ

Theo cô Hiên, những trẻ gặp vấn đề rối loạn ngôn ngữ, trong đó nói tiếng Anh hơn tiếng Việt như bé Sóc và bé Bông thường không chỉ  làchậm phát triển ngôn ngữ đơn thuần mà còn kèm theo nhiều vấn đề rối nhiễu khác.

Ngoài ra, môi trường gia đình cũng tác động nhiều đến trẻ. Khi thấy con có xu hướng thích tiếng Anh hơn hoặc tiếp nhận tiếng Anh tốt, gia đình lại tạo môi trường thuận lợi: khuyến khích cho tiếp xúc với tivi, youtube, điện thọai, máy tính xem chương trình tiếng Anh và con nói lại mà quên rằng ngôn ngữ giao tiếp thông thường con chưa đáp ứng được.

Trẻ nói tiếng Anh thạo hơn tiếng Việt, cha mẹ tưởng amp;#34;Con tôi giỏiamp;#34; nhưng đi khám mới chết lặng - 3

Cho con sử dụng thiết bị điện tử nhiều, không có sự tương tác 2 chiều là một trong nguyên nhân khiến trẻ rối loạn ngôn ngữ. (Ảnh minh họa)

Điều đáng nói, phụ huynh không nhận ra vấn đề của con sớm, có quan niệm “chậm đi thì đói, chậm nói thì giàu” nên luôn có tâm lý chờ đợi con làm cho tình trạng trẻ càng ngày càng nặng hơn..

Cũng theo cô Diễm, với những trẻ bị rối loạn ngôn ngữ độ tuổi đưa trẻ can thiệp tốt nhất là dưới 3 tuổi bởi đây là giai đoạn vàng trẻ phát triển ngôn ngữ. Hiện nay, độ tuổi trẻ đến thăm khám và can thiệp sớm ở trung tâm dao động từ 2-4 tuổi. Đa số khi con ở độ tuổi này chậm nói hơn so với các bạn hay nói tiếng Anh đơn lẻ, không giao tiếp được, cha mẹ mới cho con đi khám.

Biện pháp giúp trẻ cải thiện tình trạng rối loạn ngôn ngữ

Nói về phương pháp giúp trẻ cải thiện trình trạng rối loạn ngôn ngữ nói chung, và vấn đề sử dụng tiếng Anh thạo hơn tiếng Việt chỉ mang tính chất chụp hình, máy móc ở trẻ nói riêng, cô Hiên cho biết, điều đầu tiên cha mẹ cần phát hiện sớm và can thiệp sớm khi thấy con có khó khăn về ngôn ngữ thể hiện so với các bạn đồng trang lứa.

Sau đó, các nhà điều trị tâm lý sẽ sử dụng 1 số liệu pháp như trị liệu ngôn ngữ … và 1 số kĩ thuật (nhắc, làm mẫu…) để dần thu hút sự chú ý và tương tác giao tiếp mắt với trẻ để hình thành giai đoạn tiền ngôn ngữ và phát triển vốn từ cho trẻ.

Đồng thời, không “cổ súy” cho việc tiếp tục sử dụng những từ tiếng Anh trẻ đã nói được. Bên cạnh đó, một mặt nhà trị liệu tư vấn gia đình thay đổi môi trường, thói quen cho con xem tivi, ipad, điện thoại với hình thức hệ thống hóa giảm dần, mặt khác gia đình cần dành thời gian hướng dẫn, chơi tương tác cùng trẻ.

Trẻ nói tiếng Anh thạo hơn tiếng Việt, cha mẹ tưởng amp;#34;Con tôi giỏiamp;#34; nhưng đi khám mới chết lặng - 4

Cha mẹ nên dành thời gian cho con, tăng tính tương tác 2 chiều và hạn chế cho con sử dụng các thiết bị điện tử. (Ảnh minh họa)

- Theo khuyến cáo chung từ Hội đồng Nhi khoa Hoa Kỳ về thời gian ngồi trước màn hình của trẻ là:  từ 0-18 tháng là 0h/ngày; từ 2-5 tuổi tối đa 1h/ngày; Trên 6 tuổi tối đa 2h/ ngày.

-  Khi dạy con, cha mẹ nói câu có từ khóa, ngắn gọn 2-3 từ, nhấn mạnh rõ ràng, luôn tương tác giao tiếp mắt thể hiện sự tôn trọng trẻ và cho trẻ thời gian chờ đợi 5-7 giây. 

- Khi đưa ra yêu cầu, con chưa hiểu, cha mẹ làm mẫu, cầm tay trợ giúp trẻ. Các hoạt động củng cố nên gắn với sinh hoạt hàng ngày. 

- Mọi thành viên trong gia đình cần thống nhất trong cách hướng dẫn trẻ.

- Khuyến khích, động viên trẻ ngay lập tức bằng lời, nét mặt, cử chỉ, phần thưởng khi trẻ thực hiện được phần nào những yêu cầu của người lớn đưa ra.

- Cha mẹ nên giúp con thành thạo ngôn ngữ mẹ đẻ để giao tiếp. Sau đó, gia đình có thể kết hợp cho trẻ học ngoại ngữ nhưng cần phân bố thời gian hợp lý, chọn phương pháp học hiệu quả và đặc biệt cần có sự tương tác, giao tiếp giữa trẻ với mọi người xung quanh.

Bé 5 tuổi ở Hà Tĩnh sinh ra chỉ biết nói tiếng Anh, mẹ phải vật lộn khi giao tiếp
Bé Bin đã 5 tuổi, cậu bé có thể đọc tất cả từ trong tiếng Anh, đọc truyện vanh vách nhưng lại không hề biết nói tiếng Việt.
Hồng Nhung
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Nuôi dạy con