Dù lương cao nhưng tôi vẫn quyết định nghỉ việc, làm mẹ toàn thời gian.
Tôi nghĩ nhiều mẹ bỉm ngoài kia cũng giống tôi, không chịu được cảnh chỉ ở nhà chăm con mà không ra ngoài làm việc. Chính vì thế, sau 6 tháng nghỉ thai sản, tôi đã quay trở lại với sự nghiệp riêng, và quyết định nhờ mẹ ruột hỗ trợ chăm cháu, đồng thời bỏ ra 7 triệu mỗi tháng thuê giúp việc phụ chuyện dọn dẹp nhà cửa.
Quay trở lại công việc 2 tháng, nhưng tôi đã có được mức lương lý tưởng mà không phải ai cũng đạt được là 40 triệu/tháng. Điều đó càng làm tôi thêm phần tự tin, và có động lực để tự thân kiếm tiền thay vì phụ thuộc hoàn toàn vào ông xã.
Ảnh minh hoạ
Thấy mẹ và giúp việc kết hợp ăn ý, cuộc sống sau sinh “thuận buồm xuôi gió” khiến tôi cực kỳ mãn nguyện. Tuy nhiên, sau khi tình cờ nghe được cuộc trò chuyện giữa giúp việc và chồng ngày hôm qua, tôi đã quyết định nghỉ việc ngay lập tức.
Cụ thể, giúp việc vậy mà lại “nói xấu” tôi trước mặt chồng, cô ta nói rằng tôi không xứng đáng làm mẹ, mẹ kiểu gì mà suốt ngày chỉ lo công việc bỏ con cho bà. Nghe đến đây, tôi cũng không lấy làm ngạc nhiên vì tôi hiểu nếu đã lựa chọn như vậy thì phải chấp nhận, nhiều người cũng giống tôi nhưng con cái vẫn phát triển khoẻ mạnh đấy thôi.
Thế nhưng, khi nghe đến đoạn sau, tôi có chút lo lắng và hoảng sợ vì giúp việc đưa ra loạt bằng chứng cho thấy con trai sơ sinh của tôi đang có dấu hiệu bám bà, phụ thuộc vào bà. Hơn nữa, bà ngoại còn cực kỳ bao bọc cháu, chỉ muốn chăm theo ý bản thân chứ không nghe lời khuyên từ bất kỳ ai dù cách chăm của bà không đúng, và bà cũng ít khi cho ai đụng vào đứa trẻ.
Ảnh minh hoạ
Cô ta còn “dọa” chồng tôi rằng, nếu anh không can thiệp khuyên ngăn vợ thì đứa trẻ sau này sẽ chỉ muốn sống với bà, và tách rời bố mẹ. Viễn cảnh này, tôi thực sự chưa bao giờ nghĩ đến và dĩ nhiên cũng không mong nó sẽ xảy ra với mình.
Chính vì lời “nói xấu” của giúp việc mà tôi đã thức tỉnh bản thân, cuối cùng quyết định bỏ việc lương cao để an phận ở nhà chăm con. Mặc dù có chút tiếc nuối, nhưng tôi nghĩ lựa chọn này sẽ không làm tôi thất vọng trong tương lai…
Tâm sự từ độc giả ledung…@gmail.com
Nhiều ông bố bà mẹ than phiền rằng, sau khi họ sinh con thì ông bà bé giành hết việc chăm sóc, trông nom đứa trẻ. Họ được nhàn nhã hơn nhưng chính vì thế mà con quấn quýt ông bà, thậm chí không theo bố mẹ khiến họ “khổ tâm” không kém.
Tại sao lại có hiện tượng như vậy? Tại sao người già muốn can thiệp quá sâu vào việc chăm sóc em bé? Có 4 nguyên nhân “thầm kín” sau:
- Người già vô thức chuyển tình yêu từ con sang cháu
Cha mẹ nào cũng yêu thương con cái của họ. Họ dường như chỉ muốn con mãi bé bỏng, thơ dại trong vòng tay mình. Nhưng đứa trẻ sẽ ngày một lớn và có cuộc sống tự lập. Chính vì thế, khi con cái có gia đình riêng thì người già trở nên hụt hẫng, trống vắng, tình cảm và sự chăm sóc dành cho con cái khi trước dường như không còn biết dành cho ai.
Khi cháu ra đời, người già sẽ vô thức chuyển tình yêu dành cho con của mình sang cho cháu. Ai cũng có một khoảng dịu dàng trong tim, người già cũng thế. Không phải họ cố tình muốn chiếm lấy vị trí của người mẹ.
- Người già cho rằng bản thân giàu kinh nghiệm hơn
Người già từng ít nhất chăm sóc, nuôi nấng 1 đứa trẻ nên người. Họ cũng đã sống lâu mấy chục năm nên người già cho rằng bản thân sẽ có kinh nghiệm hơn các bậc cha mẹ trẻ.
Họ biết chăm sóc bé sơ sinh thế nào, cho trẻ ăn dặm ra sao và làm gì khi bé bị ốm. Họ không yên tâm khi giao cháu vào tay bố mẹ chúng nên giành hết phần việc về mình.
- Nhiều người già có tính kiểm soát mạnh
Một số người già có tính cách rất mạnh mẽ. Ông bà lại là những người lớn tuổi nhất trong gia đình, vì thế họ gần như muốn kiểm soát mọi thứ.
Dù con trai họ đã kết hôn song đối với họ, con trai và con dâu vẫn như những đứa trẻ chưa lớn. Khi cháu ra đời, tất yếu họ sẽ đòi đảm nhận việc chăm cháu.
- Người già quan tâm và yêu quý con cháu
Nhiều người già đặc biệt thương con quý cháu. Họ muốn san sẻ bớt công việc với con cái khi chúng phải đi làm cả ngày mệt nhọc để kiếm tiền. Mà việc người già có thể làm tốt nhất chính là chăm sóc trẻ em.
Đối mặt với việc ông bà dường như muốn “cướp đoạt” vị trí của mình, các bậc cha mẹ chớ nên tức giận hay lo lắng. Ngoài việc thường xuyên tâm sự, chia sẻ với người già, bạn cần quan tâm nhiều hơn để kịp thời nắm bắt tâm tư, tình cảm của họ. Nếu được con cái khuyến khích đi du lịch, tham gia các cuộc hội họp dành cho người già…, chắc chắn ông bà sẽ rất vui và không còn can thiệp quá nhiều vào việc chăm sóc trẻ nhỏ nữa.