Để chào đón được con yêu về, hai vợ chồng trẻ này đã phải mất 1 khoản chi phí không hề nhỏ trong hành trình này và nó đáng giá cả 1 gia tài mà nhiều năm qua vợ chồng Yến dành dụm được.
Trong quá trình chữa hiếm muộn cho nhiều cặp vợ chồng trẻ, Nam bác sĩ hiếm muộn Thân Trọng Thạch - Giảng viên bộ môn Sản - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh luôn nhắc tới một trong những ca hiếm muộn nổi tiếng nhất vùng biển miền Trung cách đây vài năm trước mà anh đã có duyên chữa trị cho họ.
Thời điểm đó, bác sĩ Thạch cho biết, vợ chồng trẻ Minh Yến – Hải Quân đã trải qua gần 10 năm vẫn chưa có thai. Do vợ chồng Yến – Quân làm studio chụp hình cưới rất có tiếng ở vùng đó nên có rất nhiều cặp đôi bạn trẻ được chụp hình từ studio của em. Khổ nỗi bao năm chụp hình cưới cho các bạn trẻ, những cặp này đều có con ẵm bồng, chỉ riêng vợ chồng Yến là vẫn vợ chồng son.
Nam bác sĩ hiếm muộn Thân Trọng Thạch - Giảng viên bộ môn Sản - Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh đang thăm khám cho vợ chồng hiếm muộn.
“Trước khi gặp tôi, vợ chồng em đã đi điều trị ở rất nhiều nơi, ai giới thiệu đâu thì họ đi theo đó, kiểu như "phước chủ may thầy" vậy đó. Em còn kể đã đi gần hết đất nước hình chữ S mà vẫn chưa may mắn có con. Và rồi cũng lại cái duyên khi vợ chồng em gặp tôi”, bác sĩ Thạch nhớ lại.
Sau khi thăm khám cho cặp đôi này, bác sĩ Thạch nhận thấy vấn đề của họ là Yến không có phóng noãn do buồng trứng đa nang. Yến thất bại với rất nhiều phác đồ khác nhau để gây phóng noãn. Kèm theo đó là tử cung của Yến cũng bất thường dạng tử cung đôi, gồm 2 tử cung bên phải và bên trái nên khi có thai sẽ có nguy cơ sinh non, khó mà giữ được nếu song thai.
Trong trường hợp này, bác sĩ Thạch đề xuất Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) và chỉ chuyển 01 phôi để giảm nguy cơ song thai. Và lần này Yến may mắn khi có thai ngay lần chuyển phôi đầu tiên: “Khi đó, Yến còn không tin đó là sự thật. Yến thừa nhận tin vui mang bầu như cơn mưa rào sau nhiều năm hạn hán đủ để làm hồi sinh chồi non cho cánh rừng trụi lá”.
Tuy nhiên sau đó là hành trình mang bầu rất nhiều vất vả và nỗ lực của cặp vợ chồng trẻ. Nguyên nhân vì thai kỳ của Yến diễn tiến không thuận lợi. Vì bà mẹ trẻ này có tử cung đôi nên nhiều lần Yến bị động thai và dọa sinh non. Bác sĩ Thạch phải dùng mọi nỗ lực nhưng cũng chỉ giúp Yến duy trì thai kỳ đến tuần 32.
“32 tuần thì Yến sinh non. Em bé được chăm sóc tích cực ở khoa Nhi cho đến khi về được về với vòng tay gia đình là cả một hành trình mà vợ chồng Yến luôn gọi đó là một chuyến đi đầy phiêu lưu mạo hiểm, khi mà hiểm nguy luôn cận kề với thai non tháng và bé có thể mất bất kỳ lúc nào do suy hô hấp cấp và nhiễm trùng sơ sinh. Thậm chí ngay cả khi thiên thần nhỏ đã chào đời, nhưng nhiều lúc nghĩ lại vợ chồng họ vẫn không biết tại sao lại vượt qua được hành trình dài với nhiều nỗi ám ảnh đáng sợ đến thế”, bác sĩ Thạch nhớ lại.
Đặc biệt khó khăn vất vả và stress là thế nhưng để chào đón được con yêu về, hai vợ chồng trẻ này đã phải mất 1 khoản chi phí không hề nhỏ trong hành trình này và nó đáng giá cả 1 gia tài mà nhiều năm qua vợ chồng Yến dành dụm được.
“Ngoài vất vả, có một vấn đề khá lớn mà ít khi mọi người đề cập đến là gánh nặng chi phí trong hành trình này. Thật sự để nghe được tiếng khóc trẻ thơ, vợ chồng trẻ đã phải mất cả một gia tài. Đây cũng là số tiền họ dành dụm được nhiều năm mới có. Cũng may khát khao và hành trình này của họ cuối cùng đã thành công”, nam bác sĩ hiếm muộn Thân Trọng Thạch kể.
Ngoài vất vả trong hành trình mang bầu, vợ chồng hiếm muộn này để có 1 đứa con yêu của mình đã tốn cả 1 gia tài (Ảnh bác sĩ Thạch cùng êkip mổ đẻ cho 1 sản phụ)
Lý giải về trường hợp những thai phụ có tử cung đôi, Giảng viên bộ môn Sản - Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh khẳng định rằng tử cung đôi hình thành từ quá trình phôi thai và đa phần chỉ phát hiện khi phụ nữ lập gia đình đi khám thai hoặc khám hiếm muộn.
Nguyên nhân khiến các chị em bị tử cung đôi là do bất thường trong lúc phôi thai hình thành bộ phận cơ quan sinh dục thai nhi.
Thực tế, tử cung đôi tuy không ảnh hưởng đến sức khỏe phụ nữ nhưng thường gây ra hiếm muộn và sinh non tháng.
Do tử cung đôi không ảnh hưởng đến sức khoẻ của phụ nữ nên không cần phải điều trị. Đối với trường hợp hiếm muộn, các bác sĩ sẽ cố gắng cho thụ thai tự nhiên hoặc thụ tinh trong ống nghiệm nhưng phải tuân thủ nguyên tắc đơn thai vì nếu đa thai khả năng sinh cực non rất cao.
Tin liên quan
Thông thường khi còn đang nằm trong bụng mẹ, các bé sẽ phải nhờ tới sự trợ giúp của bác sĩ mới có thể chui ra khỏi bụng mẹ một cách an toàn...
Hở eo tử cung là tình trạng cổ tử cung suy yếu không thể giữ được thai trong lòng tử cung, làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non... Vậy hở eo...
Sau một cú vấp ngã phải đến viện khám thì cụ bà này mới ngỡ ngàng với lý do tại sao 60 năm qua bà không thể sinh được 1 đứa con.
Trước khi mang thai lần 5, chị N. đã có tiền sử 3 lần sinh thường và một lần sinh mổ.
Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai
Sau khi có 3 con trai, Hồ Hạnh Nhi tiếp tục lựa chọn hành trình làm mẹ ở độ tuổi mà nhiều người cho là không hề dễ dàng.