12 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sớm, chính xác, bà bầu dễ nhận biết nhất

Ngày 25/03/2020 10:23 AM (GMT+7)

Tiểu đường thai kỳ được phát hiện khi mẹ bầu làm các xét nghiệm máu và nước tiểu. Tuy nhiên, dựa vào các dấu hiệu tiểu đường thai bà bầu có thể nhận biết mình đã bị hay chưa để có cách điều trị sớm.

12 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sớm, chính xác, bà bầu dễ nhận biết nhất - 1

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung - Phó khoa Phụ sản hiếm muộn - Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt- Bỉ.

Tiểu đường thai (đái tháo đường thai kỳ) là tình trạng lượng đường trong máu tăng lên cao hơn so với bình thường. Bệnh phát triển trong thời gian mẹ mang bầu và tự hết sau khi sinh. 

12 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sớm, chính xác, bà bầu dễ nhận biết nhất - 2

Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung

Tuần thai 24 - 28 mẹ có nguy cơ mắc tiểu đường cao, do đó trong tuần thai này mẹ nên đi khám và làm các xét nghiệm cần thiết. Bệnh đái tháo đường để lâu, không được điều trị dễ dẫn đến các biến chứng như tiền sản giật, huyết áp, băng huyết, sinh non, … Vì vậy mẹ cần nhận biết được các dấu hiệu của bệnh để có cách khắc phục, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm xảy ra.

1. Đi tiểu nhiều hơn

Tiểu đường thai kỳ khiến mẹ buồn tiểu, đi tiểu nhiều hơn do lượng đường không được chuyển hóa hết và tích tụ trong máu, thận và hệ bài tiết sẽ tác động lại bằng cách xả vào đường nước tiểu. 

Tác động của các hormone hCG tăng lên khi có bầu, tạo áp lực xuống bằng quang khiến mẹ đi tiểu nhiều và là hiện tượng dễ gặp khi mang bầu. Tuy nhiên tình trạng này dễ khiến mẹ bầu nhầm lẫn với triệu chứng thai kỳ và không biết mình đã bị đái tháo đường. 

Để biết rõ, chắc chắn mẹ đã bị tiểu đường hay chưa, mẹ nên theo dõi các dấu hiệu khác hoặc đi làm xét nghiệm để có kết quả chính xác nhất. 

12 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sớm, chính xác, bà bầu dễ nhận biết nhất - 3

Đái tháo đường thai kỳ là tình trạng lượng đường huyết trong máu tăng lên cao hơn so với bình thường (Ảnh minh họa)

2. Khát nước liên tục

Bà bầu đi tiểu nhiều sẽ gây tình trạng mất nước, luôn cảm thấy khát nước dù đã uống đủ, nhiều nước hơn so với bình thường. Mẹ chú ý quan sát nếu thấy sụt cân, nước tiểu màu sẫm, khát cháy cổ thì đây là dấu hiệu báo mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ.

Để tránh lượng đường trong máu tăng cao, tình trạng bệnh nặng hơn mẹ chỉ nên uống nước lọc, nước ấm và hạn chế uống những loại nước ngọt đóng chai, nhiều đường.

3. Thị lực giảm

Tầm nhìn bị giảm, nhìn mờ là dấu hiệu phổ biến, chính xác của bệnh tiểu đường thai kỳ. Nguyên nhân do chất lỏng hình thành trong tròng mắt bị giảm khi lượng đường trong máu tăng cao. 

Nếu tình trạng lượng đường trong máu được kiểm soát, lượng đường ổn định thị lực của bà bầu sẽ tăng, nhìn rõ trở lại.

4. Khô miệng, hơi thở có mùi

Mất nước do đái tháo đường sẽ tác động tới hệ hô hấp, khiến mẹ bầu dễ bị khô miệng, hơi thở có mùi khó chịu. Nguyên nhân do miệng khô, lượng nước bọt ít không đủ cân bằng độ pH và rửa trôi vi khuẩn trong miệng.

12 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sớm, chính xác, bà bầu dễ nhận biết nhất - 4

Miệng bị khô, hơi thở có mùi khó chịu là triệu chứng tiểu đường thai kỳ (Ảnh internet)

Bệnh tiểu đường thai kỳ sẽ kích thích quá trình Ketosis phát triển (Cơ thể sử dụng chất béo thay đường để tạo ra năng lượng). Quá trình tạo Ketosis sẽ sản sinh ra ketone (Chất làm miệng, hơi thở có vị ngọt như mùi hoa quả hoặc mùi aceton). Nếu có dấu hiệu này bà bầu nên đến bệnh viện làm các xét nghiệm tiểu đường sớm.

5. Tê cứng, đau chân tay

Ở tuần thai 24 trở đi, nếu mẹ có triệu chứng tay chân bị tê cứng, có cảm giác như bị châm chích thì đây là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ nên cẩn trọng. 

Nguyên nhân hiện tượng này có là do lượng máu giảm, máu lưu thông kém. Từ đó làm giảm chức năng của các mạch máu và dây thần kinh ở chân, tay gây ra tình trạng mẹ bầu bị tê cứng, đau cánh, cổ, bàn chân và tay.

6. Sụt cân đột ngột

Nếu mẹ bị sụt cân đột ngột, sụt từ 2 - 5 trong thời gian ngắn không do nguyên nhân từ đâu, rất có thể mẹ đã bị tiểu đường thai kỳ. 

Insulin có chức năng giúp cơ thể vận chuyển máu tới các tế bào. Nhưng nếu khi bị tiểu đường, insulin thấp không vận chuyển đủ máu tới các tế bào, cơ thể sẽ phải đốt cháy mỡ và cơ để tạo ra năng lượng. Kết quả là bà bầu bị sụt cân đột ngột, số cân sụt đáng lo ngại.

Khi bị sụt cân nhiều, đột ngột mặc dù mẹ ăn đủ chất, ngủ đủ giấc thì mẹ bầu hãy đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn hướng điều trị thích hợp nhất.

12 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sớm, chính xác, bà bầu dễ nhận biết nhất - 5

Bà bầu bị giảm cân đột ngột dù chế độ sinh hoạt, ăn uống vẫn tốt thì mẹ nên cẩn thận với bệnh tiểu đường thai kỳ (Ảnh internet)

7. Vết thương hở, vết bầm lâu lành

Nếu bà bầu bị tiểu đường thai kỳ, các vết thương hở, vết bầm sẽ lâu, khó lành hơn thông thường. Do nồng độ đường trong máu tăng cao, tạo ra môi trường tốt để vi khuẩn phát triển. 

Đồng thời nồng độ cholesterol cao và bệnh huyết áp cùng đi kèm với đái tháo đường sẽ khiến các mạch máu bị thu hẹp lại, máu lưu thông chậm tới các vết thương và khiến chúng lâu lành. Khi bị tiểu đường, hệ miễn dịch của bà bầu sẽ giảm, khiến vi khuẩn vi rút dễ xâm nhập, phát triển hơn ở vết thương.

8. Da bị khô, ngứa

Một số trường hợp bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có triệu chứng ngứa ngáy khó chịu trên da, da bị khô, khó chịu. Nguyên nhân do cơ thể mất nhiều nước, mẹ không bổ sung đủ nước khiến da khô, ngứa thậm chí xuất hiện mẩn đỏ.

Để khắc phục tình trạng này sớm, mẹ nên hạn chế số lần tắm, tắm với nước ấm và sử dụng kem dưỡng ẩm cho bà bầu sau khi tắm và uống nhiều nước.

9. Vùng kín bị nấm ngứa

Khi bị tiểu đường thai kỳ, bà bầu sẽ có dấu hiệu viêm nhiễm vùng kín. Do nồng độ đường trong máu cơ, vùng kín là môi trường thuận lợi, lý tưởng để bệnh nấm, viêm nhiễm trùng phát triển nhanh.

Bà bầu bị nấm âm đạo cùng với các triệu chứng: Tiết dịch âm đạo nhiều, có mùi khó chịu, đau buốt khi đi tiểu, ngứa ngáy thì nên đi bệnh viện sớm để có phương pháp kịp thời, tránh các biến chứng nguy cơ bệnh ung thư phát triển. 

10. Mệt mỏi, uể oải

Khi mang thai bà bầu dễ bị mệt mỏi do bụng ngày càng to, đi lại khó khăn hơn và thai tác động lên lồng ngực và bàng quang. Tuy nhiên mệt mỏi, uể oải dù mẹ đã ngủ đủ giấc, không bị stress, chăm tập thể dục thì rất có thể đây là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ mẹ nên lưu ý.

Mất nước, đi ngoài nhiều, sụt cân… là yếu tố tác động khiến bà bầu mệt mỏi, thấy khó chịu hơn.

12 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ sớm, chính xác, bà bầu dễ nhận biết nhất - 6

Bà bầu bị giảm cân đột ngột dù chế độ sinh hoạt, ăn uống vẫn tốt thì mẹ nên cẩn thận với bệnh tiểu đường thai kỳ (Ảnh internet)

11. Luôn cảm thấy đói

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, sẽ cảm thấy đói dù ăn đã no, vừa mới ăn xong. Nguyên nhân do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng glucose thành năng lượng nuôi cơ thể. Cơ thể không nhận đủ năng lượng cần thiết, mẹ sẽ có cảm giác “thèm ăn” liên tục. 

Khi có dấu hiệu này, mẹ nên đi khám sớm và không nên ăn quá nhiều, quá no dễ gây đầy bụng, thừa chất do bổ sung nguồn thực phẩm quá lớn.

12. Xuất hiện những đốm màu tối trên da

Mẹ để ý quan sát nếu thấy trên cổ, xương chậu, nách xuất hiện những vết đốm tối màu thì đây là dấu hiệu tiểu đường thai kỳ, do nồng độ insulin trong cơ thể không sản xuất đủ. 

Với 12 dấu hiệu tiểu đường thai kỳ trên, bà bầu có thể nhận biết mình có bị tiểu đường hay không? Tuy nhiên các dấu hiệu này rất dễ gây nhầm lẫn với các triệu chứng thai kỳ mẹ bầu gặp phải. Để chính xác nhất, khi thấy có các dấu hiệu mẹ nên đi kiểm tra và tiến hành xét nghiệm để phát hiện và điều trị bệnh sớm.

Bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để khỏe mẹ, tốt con?
Việc có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, với các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì là vấn đề đặc biệt được quan tâm.
Bác sĩ Luyện Thị Ngọc Dung (Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Việt - Bỉ)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh tiểu đường.