Việc có thai kỳ khỏe mạnh, an toàn, với các mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì là vấn đề đặc biệt được quan tâm.
1. Vì sao mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ?
Hormone insulin có nhiệm vụ chuyển hóa các thức ăn thành glucose hoặc đường. Sau đó glucose được sử dụng để tạo ra năng lượng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, khi mang thai, cơ chế hoạt động của insulin có sự thay đổi. Với các bà bầu khỏe mạnh, cơ thể sẽ tự đề kháng với insulin, giúp cho thai nhi có nhiều glucose hơn.
Tuy nhiên, với một số thai phụ quá trình này không xảy ra. Cơ thể không đáp ứng insulin hoặc không tạo ra đủ insulin để cung cấp lượng glucose cần thiết. Từ đó, cơ thể có quá nhiều đường trong máu dẫn tới tiểu đường thai kỳ.
Có khá nhiều chị em khi mang thai mới bị tiểu đường thai kỳ và bệnh sẽ tự khỏi sau khi sinh nở. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp chị em bị tiểu đường trước đó nhưng đến khi mang thai mới phát hiện thì nguy hiểm hơn nhiều.
Mẹ bầu cần được kiểm tra đường huyết định kỳ trong các giai đoạn mang thai. (Ảnh minh họa)
2. Những lưu ý trong chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường
Như đã nói ở trên, rất nhiều thai phụ bị tiểu đường trong thời gian mang thai nhưng nhờ biết cách kiểm soát bệnh như có chế độ khoa học, tập luyện thế dục nên sau khi sinh nở, sức khỏe của sản phụ lại trở lại bình thường. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây là tiểu đường thai kỳ nên ăn gì để giữ mức đường huyết ổn định.
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, với mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ, cần thực hiện tốt nguyên tắc dinh dưỡng như sau:
- Hạn chế/không nên dùng thực phẩm qua chế biến hoặc bất kỳ thực phẩm nào chứa nhiều đường, tinh bột vì chúng sẽ làm phá vỡ sự cân bằng đường huyết do insulin trong cơ thể không thể chuyển hóa hết lượng đường nạp vào.
Trong cơ thể người, thành phần chính tạo ra đường trong máu chính là Carbonhydrates. Carbonhydrates lại bao gồm carbonhydrates đơn và carbonhydrates đa.
+ Carbonhydrates đơn: Làm lượng đường trong máu tăng cao nhanh chóng, khiến mẹ bầu ăn nhiều và ăn nhanh. Nó có mặt trong các loại thực phẩm như gạo trắng, khoai tây, bánh mì trắng, bánh kẹo, nước ngọt.
Rau củ, trái cây tươi giàu chất xơ và vitamin rất cần thiết trong chế độ ăn của bà bầu bị tiểu đường thai kỳ. (Ảnh minh họa)
+ Carbonhydrates đa: Có tốc độ hấp thu đường khá chậm nên giữ lượng đường trong máu ở mức ổn định. Thực phẩm thích hợp là bánh mỳ làm từ lúa mỳ nguyên hạt, cam, táo, lê, ngô, đậu. Tuy nhiên, nhóm thực phẩm này cũng chỉ chiếm 40-50 % trong thực đơn hàng ngày của thai phụ.
- Vẫn đảm bảo bổ sung đủ chất đạm trong bữa ăn với một số thực phẩm như: ức gà, cá, trứng hoặc lòng trắng trứng gà nhưng chỉ 1 quả/tuần.
- Ăn rau củ quả, trái cây tươi hàng ngày. Nên ăn các món rau luộc, rau củ hấp thay vì rau xào.
- Hàm lượng các chất béo trong bữa ăn hàng ngày chỉ nên<= 30%.
- Chú ý đến khẩu phần của từng bữa ăn, tránh ăn quá nhiều. Những mẹ bầu được chẩn đoán béo phì và mắc tiểu đường thai kỳ chỉ nên ăn 30 kcal/kg/ngày.
- Ăn đúng giờ, tuyệt đối không bỏ bữa vì điều này có thể khiến lượng đường trong máu biến đổi bất thường và việc kiểm soát lại sẽ khó khăn hơn. Tốt nhất cứ 2 giờ/lần mẹ bầu cần ăn nhẹ.
Bơi là môn thể thao có nhiều lợi ích cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Qúa trình điều trị tiểu đường thai kỳ phụ thuộc chủ yếu vào lượng đường trong máu của thai phụ. Đa số các trường hợp mẹ bầu bị tiểu đường đều được kiểm soát thông qua chế độ ăn kiêng và thói quen tập thể dục. Một số trường hợp khác sẽ được điều trị bằng thuốc để giảm lượng đường trong máu. Do vậy, chị em bầu bí cần có kế hoạch tập thể dục đều đặn. Bạn cần dành 30 phút mỗi ngày để tập các môn thể thao nhẹ nhàng, phù hợp với phụ nữ mang thai như yoga, thiền, khiêu vũ, bơi, đi bộ...
Và bạn cũng đừng quên tham khảo ý kiến bác sĩ về bất cứ vấn đề nào bạn băn khoăn trong chế độ ăn như tiểu đường thai kỳ nên ăn gì hay việc luyện tập của mình có an toàn cho thai nhi không? Dù bị tiểu đường thai kỳ nhưng bạn vẫn có thể có thai kỳ an toàn, sinh con khỏe mạnh nếu biết cách chăm sóc bản thân và con yêu một cách khoa học.