5 sự phát triển kỳ diệu của thai nhi khi còn nằm trong bụng có thể chính mẹ bầu cũng không biết

Thảo Nguyên - Ngày 17/06/2023 09:00 AM (GMT+7)

Suốt 9 tháng 10 ngày trong bụng mẹ, thai nhi sẽ có 1 quá trình phát triển mà có thể chính mẹ còn không biết.

Quá trình thụ thai xảy ra khi trứng gặp tinh trùng và hình thành nên phôi thai. Lúc này phôi thai sẽ được di chuyển tới tử cung làm tổ. Qua mỗi giai đoạn, mẹ bầu sẽ thấy sự thay đổi rõ rệt từ kích thước, cân nặng đến sự hoàn thiện của các cơ quan bộ phận trong cơ thể em bé. Trong đó, em bé sẽ được gọi là phôi thai từ thời điểm thụ thai cho đến tuần thứ 8 của thai kỳ. Đến sau tuần thứ 8 cho đến khi ra đời sẽ được gọi là thai nhi.

Thông thường quá trình mang thai của người mẹ sẽ kéo dài trong khoảng 40 tuần (tương đương 280 ngày), được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh cuối cùng. Cụ thể 9 tháng 10 ngày mang bầu sẽ chia làm 3 giai đoạn, hay còn gọi là 3 tam cá nguyệt. Trong đó, mỗi tam cá nguyệt kéo dài 12-13 tuần (khoảng 3 tháng).

Bác sĩ Trương Quang Hải. (Ảnh: BSCC)

Bác sĩ Trương Quang Hải. (Ảnh: BSCC)

Theo Thạc sĩ, bác sĩ Trương Quang Hải - Tốt nghiệp chuyên ngành sản phụ khoa Đại học Y Hà Nội; chuyên gia trong lĩnh vực vô sinh hiếm muộn sản phụ khoa và nam khoa cho biết thai nhi phát triển rất kỳ diệu ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Trong đó 5 đặc điểm phát triển kỳ diệu nhất của thai nhi ngay khi còn nằm trong bụng mà mẹ bầu có thể cũng chưa biết.

Hậu môn "mọc ra" đầu tiên

Khi thai nhi còn trong bụng mẹ, mẹ bầu có bao giời hỏi bộ phận nào của cơ thể bé phát triển đầu tiên hay chưa, là não bộ, trái tim hay bộ phận sinh dục?

Tất cả đều không đúng, bởi câu trả lời chính là hậu môn. Trong giai đoạn đầu tiên, phôi thai hình thành một dạng túi, cho phép các tế bào bên trong di chuyển, phát triển gọi là gastrula. Sau đó, tại mép của chiếc túi này, các tế bào dần hình thành nên lỗ hậu môn, rồi mới tới miệng ở mép túi đối diện.

Ngay khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có hành trình phát triển kỳ diệu. (Ảnh minh họa)

Ngay khi còn trong bụng mẹ, thai nhi đã có hành trình phát triển kỳ diệu. (Ảnh minh họa)

Thai nhi ngủ rất nhiều cả khi chưa có mí mắt

Giấc ngủ là một trong những bản năng tự nhiên của con người. Một ngày người trưởng thành chỉ ngủ khoảng 8 tiếng để đảm bảo sức khỏe nhưng thai nhi trong bụng mẹ thì khác.

Bất chấp ánh sáng, các bé vẫn có thể ngủ và ngủ rất nhiều dù cho chưa hề có mí mắt. Phải tới tháng thứ 5 (tuần thứ 20), mí mắt của thai nhi mới bắt đầu xuất hiện. Rõ ràng, em bé không thể nhắm mắt suốt gần 2 tháng liền. Tuy nhiên, các bé vẫn có thể ngủ và thời gian ngủ càng ngày càng tăng dần.

Tới tuần thứ 32 của thai kỳ, thời gian ngủ của thai nhi tăng lên tới mức kỷ lục. Giới chuyên gia đã rất ngạc nhiên khi biết rằng, các bé ngủ tới 90 - 95% thời gian thay vì chơi đùa với dây rốn, nhào lộn trong nước ối hay mút tay... Trong đó, có những lúc, bé chìm trong giấc ngủ sâu, nhưng cũng có những giấc ngủ REM - trạng thái ngủ mắt đảo liên tục giống như người lớn vậy.

Thai nhi “ruột để ngoài da”

Câu thành ngữ trên có lẽ sẽ chính xác về nghĩa đen nếu xem xét quá trình phát triển của một thai nhi. Ít ai biết rằng, ruột của thai nhi lại phát triển ở ngoài cơ thể của chúng.

Vào tuần thứ 6 của thai kỳ, đường ruột của bé bắt đầu hình thành trong dây rốn và nối trực tiếp với nhau thai. Hệ thống tiêu hóa của bé lúc ấy rất đơn giản, gồm 3 phần là ruột trước, ruột giữa và ruột sau.

Phần ruột giữa sẽ phát triển mạnh nhất, từ một đường ống tách làm hai, sau đó cả 2 ống bắt đầu lớn lên, vươn ra bên ngoài cơ thể vào bên trong dây rốn. Dần dần, ống ruột bắt đầu xoắn lại và cuối cùng trở về với bụng em bé khi phần nối với nhau thai tiêu biến hoàn toàn.

Thai nhi bơi trong nước tiểu

Khi bé nằm trong tử cung của mẹ và được bao bọc xung quanh bởi nước ối, đó là kiến thức mà ai cũng biết. Nhưng có một điều sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên đó là nước ối - môi trường giàu chất dinh dưỡng, đóng vai trò quan trọng cho sự sống và phát triển của thai nhi lại được cấu thành chủ yếu từ chính nước tiểu của các em bé.

Bé nằm trong tử cung của mẹ và được bao bọc xung quanh bởi nước ối. (Ảnh minh họa)

Bé nằm trong tử cung của mẹ và được bao bọc xung quanh bởi nước ối. (Ảnh minh họa)

Nước ối có một phần nguồn gốc từ màng ối, từ người mẹ và quan trọng nhất, từ nước tiểu được thai nhi bài tiết ra từ tuần tuổi thứ 16. Tới tuần tuổi thứ 20, em bé bắt đầu quá trình tái hấp thu nước ối bằng cách nuốt vào và hấp thu qua da.

Nước ối giúp cân bằng dịch trong cơ thể bé, giúp ruột tạo ra phân su. Đồng thời, nước ối bên ngoài tạo môi trường phát triển bình thường cho thai nhi, tránh những va chạm không cần thiết trong bụng mẹ.

Khi em bé ra đời, nước ối như chất dịch bôi trơn giúp thai nhi dễ dàng chui ra, tránh nhiễm khuẩn trong tử cung của mẹ.

Thai nhi thở trong nước

Em bé của mẹ bầu bắt đầu "hít thở" khi bé vẫn còn đang nằm trong tử cung, mặc dù lúc đó phổi của bé không hề tiếp nhận khí ô xy.

Vào khoảng 27 tuần tuổi, buồng phổi chứa đầy dịch của bé sẽ bắt đầu nở ra và nén lại dựa trên sự co thắt nhịp nhàng của cơ hoành và cơ ngực. Quá trình này sẽ giúp bé phát triển các cơ bắp và động mạch cần thiết cho việc hít thở thực sự về sau.

Bầu lần 4 nhưng không thăm khám định kỳ khiến thai nhi 39 tuần chui ra từ vết rách tử cung của mẹ
Do không thăm khám định kỳ trong thai kỳ nên khi mang bầu hơn 39 tuần, tử cung của mẹ bầu rách từ vết mổ cũ khiến thai nhi chui ra ổ bụng của mẹ.

Câu chuyện đi đẻ

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Sự phát triển thai nhi