Đặc biệt những món ăn này mẹ bầu lại thường nghén ăn trong thai kỳ.
Khi có bầu, các mẹ đều ý thức được việc cần bổ sung thêm nhiều loại vitamin, khoáng chất đa dạng, đặc biệt là canxi. Tuy nhiên nếu chỉ chú trọng việc ăn các món bổ dưỡng, hay thậm chí uống thêm canxi mà không để ý đến những tác nhân gây cản trở việc cơ thể hấp thụ canxi, mẹ bầu có thể ôm hối hận cả đời.
Bởi trong thời kỳ bầu bí, các mẹ có thể sẽ nghén và thèm ăn nhiều món có hại. Những món này sẽ khiến gây hao hụt canxi trầm trọng cho cơ thể. Việc này gây ra những nguy hại khiến lượng canxi cung cấp cho em bé bị thiếu, sinh ra xương ngắn nhỏ, ốm yếu. Không những vậy, mẹ bầu còn có thể gặp phải tai biến thai kỳ.
Dưới đây là 10 món hút cạn canxi của mẹ bầu được các bác sĩ khuyến cáo. Dù thèm đến mấy, các mẹ bầu cũng hãy tránh xa, kiêng cữ để sinh ra một em bé khỏe mạnh, có chiều dài vượt chuẩn:
Thực phẩm muối chua
Những món đồ muối chua dưa muối, cà muối… dù rất kích thích vị giác và khiến bà bầu thèm ăn, nhưng lại có chứa nhiều axit oxalic. Chất này ngăn cản quá trình đồng hóa canxi khiến canxi từ đường tiêu hóa không được hấp thu vào máu. Vì vậy, mẹ bầu hãy hạn chế tối đa loại đồ ăn này trước tiên vì sẽ dễ khiến cả 2 mẹ con bị thiếu hụt canxi.
Trà sữa
Nhiều bà bầu thèm trà sữa đến mức mỗi ngày phải uống một cốc mới có thể chịu được. Tuy nhiên, trà sữa đa phần được làm từ kem béo pha với bột trà. Sau đó sẽ được thêm nhiều chất phụ gia khác nữa như hương liệu, tinh dầu, bột pha màu... Bản chất sữa và trà dùng trong trà sữa không hề tốt cho thai nhi mà có tác hại lớn.
So với sữa thông thường, sữa để pha trà sữa có hàm lượng protein cực kỳ thấp. Không những vậy, trong thành phần sữa này cũng thiếu hụt canxi, các loại vitamin B, vitamin A,D. Hàm lượng đường lớn và những phụ gia gây hại cũng gây nhiều tác hại đến mẹ và bé.
Sô cô la
Mặc dù sô cô la chứa flavonol và canxi, những dưỡng chất liên quan với tăng mật độ xương, nó cũng chứa oxalat ức chế hấp thu canxi và đường, có liên quan tới bài tiết canxi, do vậy làm tăng nguy cơ yếu xương. Vì vậy, mẹ bầu đừng chủ quan khi ăn nhiều sô cô la.
Nước hầm xương
Nhiều người cho rằng nước hầm xương có nhiều canxi, những chất dinh dưỡng trong phần cái cũng được hòa hết vào phần nước nên cố gắng ăn để tẩm bổ thai. Tuy nhiên, việc ninh xương không làm canxi hòa tan vào nước mà chỉ làm tăng chất béo. Mà chất béo quá nhiều thì kìm hãm sự chuyển hóa và hấp thu canxi. Do đó không nên lạm dụng nước hầm xương để bổ sung canxi mà tác dụng ngược.
Ngoài ra, tuy nước hầm xương có chứa canxi, nhưng đây là canxi vô cơ, cơ thể em bé không thể hấp thu được. Do đó, nếu mẹ chỉ tập trung ăn nước xương hầm có thể khiến thai nhi bị thiếu canxi, dẫn tới còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng.
Đồ chiên xào, nhiều dầu mỡ
Tiêu hóa quá nhiều chất béo làm giảm hấp thụ canxi. Vì canxi kết hợp với axit béo không hấp thụ bị bài tiết ra ngoài theo phân.
Dầu mỡ khiến cho việc hấp thu canxi trở nên "công cốc". Bởi chúng chuyển hóa canxi thành chất bọt và đào thải ra ngoài. Vì thế, các mẹ bầu nên loại bỏ các món nhiều dầu mỡ ra khỏi bữa ăn của mình. Thay vào đó là ăn những món lành mạnh hạn chế dầu mỡ như hấp, luộc, áp chảo...
Thức ăn quá mặn
Nhiều mẹ bầu thay đổi vị giác sẽ thích ăn nhiều những món mặn vì lúc nào cũng cảm thấy nhạt miệng. Tuy nhiên những món quá mặn như mắm, cá muối, cá khô ướp muối… có thể khiến tăng thải canxi qua đường nước tiểu. Canxi trong cơ thể mẹ bầu sẽ bị hút cạn đằng nào không hay.
Hậu quả của việc thiếu hụt canxi không những khiến thai nhi phát triển xương kém, dễ bị tai biến mà mẹ còn mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như tăng huyết áp, bệnh tim, bệnh thận…
Cà phê
Các loại đồ uống có chứa caffeine, nicotin sẽ làm tăng lượng thải canxi qua đường nước tiểu. Cà phê là một trong số đó. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu cho rằng uống quá nhiều cà phê (vượt quá 200 mg caffeine/ngày) làm bà bầu mệt mỏi, thậm chí có nguy cơ sẩy thai tăng gấp 2 lần.
Nước ngọt có gas
Acid photphoric trong nước ngọt có gas phản ứng với canxi, magie và kẽm, kích thích ngắn cho quá trình trao đổi chất, tăng lượng canxi bài tiết qua nước tiểu. Mẹ bầu cảm thấy phải đi vệ sinh ngay lập tức. Quá trình này kéo nhiều canxi, chất dinh dưỡng và vitamin trong cơ thể ra ngoài. Phụ nữ mang thai uống nhiều nước ngọt có gas sẽ tăng cân nhưng cơ thể cả mẹ và thai nhi đều bị thiếu dưỡng chất.
Ngoài ra, rất nhiều nghiên cứu chỉ ra nước ngọt có gas làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non, kìm hãm sự hấp thu sắt và kẽm, làm nặng hơn tình trạng thiếu máu ở bà bầu, phá vỡ các vitamin, dẫn đến tình trạng thiếu vitamin B1 (gây mệt mỏi, chán ăn, táo bón).
Bổ sung canxi đúng cách cho bà bầu: Ở phụ nữ mang thai, canxi đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc hình thành nên xương, răng và đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Trong suốt thai kỳ, nhu cầu canxi tăng lên: - Đối với 3 tháng đầu, nhu cầu canxi rơi vào khoảng 800mg/ngày - Giai đoạn 3 tháng giữa của thai kỳ, nhu cầu là 1.000mg/ngày - Vào 3 tháng cuối thai kỳ và khi nuôi con bú, lượng canxi cần thiết tăng lên đến 1.500mg/ngày. - Sau sinh, mẹ cũng cần bổ sung canxi khoảng 6 tháng nếu có điều kiện và gia giảm liều lượng theo chỉ định của bác sĩ. Một số lưu ý: - Để hấp thụ tốt canxi cần có thêm vitamin D. Vitamin này có nhiều trong bơ, sữa, trứng, gan… Tắm nắng là hình thức bổ sung vitamin D dễ và tốt nhất đối với mẹ bầu. - Những thực phẩm có nhiều canxi dễ hấp thu nhất là sữa tươi, sữa chua, phô mai, kem. - Không nên bổ sung sắt chung với canxi vì hai chất này cùng nhau sẽ không thể chuyển hóa nên ăn chung sẽ không có tác dụng. - Bà bầu bị tiền sản giật, huyết áp cao thì cẩn thận khi bổ sung canxi có chứa muối natri. - Nếu muốn biết chắc chắn mẹ bầu và thai nhi có bị thiếu hoặc thừa canxi hay không thì mẹ có thể đi xét nghiệm canxi để kịp thời. |