Bà bầu ăn khổ qua được không và ăn bao nhiêu là tốt là thắc mắc của nhiều mẹ. Khi mang thai mẹ có thể ăn khổ qua nhưng chỉ ăn với một lượng vừa phải, nếu ăn quá nhiều thì lại có thể gây nên nhiều ảnh hưởng, đặc biệt là giai đoạn 3 tháng đầu và tháng cuối thai kỳ.
Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng là một loại quả có tính mát khá phổ biến ở Việt Nam. Khổ qua có thể chế biến thành nhiều món ăn và cả chế biến thành nước uống thanh nhiệt, mát gan. Vậy bà bầu ăn khổ qua được không?
Bà bầu ăn khổ qua được không?
Trong thời gian mang thai, bà bầu có thể ăn khổ qua nhưng ăn một lượng ít. Các nghiên cứu cho biết nếu mẹ bầu ăn quá nhiều khổ qua có thể dẫn đến các vấn đề về tử cung, gây co bóp tử cung dễ dẫn đến sinh non.
Bên cạnh đó, khổ qua cũng có thể gây thiếu máu favism (G6PD) - một bệnh đặc trưng với các biểu hiện sốt, đau đầu, khó chịu ở bụng và có thể hôn mê.
Theo một số bài thuốc dân gian hay những thông tin truyền thông thì khổ qua có thể sử dụng để nạo phá thai. Vì vậy, bà bầu ăn khổ qua cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. Nếu các bác sĩ cho phép ăn thì mới nên ăn.
Bà bầu có thể ăn khổ qua nhưng không ăn quá nhiều (Ảnh minh họa)
Hàm lượng dinh dưỡng có trong khổ qua
Trong 100g khổ qua có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng sau:
- 17 kcalo Calorie
– 3,7g Carbohydrate
– 1g Protein
– 2,8g Chất xơ
– 0,17g Chất béo
– 72 mcg Axit folic
– 0,212g Axit pantothenic
– 0,4mg Niacin
– 0,04 mg Riboflavin
– 0,043 mg Pyridoxine
– 0,04 mg Thiamin
– 471 IU Vitamin A
– 84 mg Vitamin C
– 19 mg Canxi
– 0,43 mg Sắt
– 0,034 mg Đồng
– 0,80 mg Kẽm
– 0,089 mg Mangan
Bà bầu ăn khổ qua có tốt không?
Tuy rằng khổ qua có khả năng gây nên sinh non nhưng nếu ăn một lượng đủ thì lại có nhiều lợi ích cho sức khỏe của mẹ và bé, cụ thể là:
- Khổ qua hỗ trợ phát triển thần kinh của thai nhi
Khổ qua có chứa hàm lượng folate cao, folate cần thiết cho sự phát triển tủy sống và thần kinh của em bé. Đồng thời folate cũng giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh của thai nhi.
- Hỗ trợ hệ tiêu hóa cho mẹ bầu
Khi mang thai sự thay đổi các hormone có thể gây nên tình trạng khó tiêu, táo bón. Khổ qua có chứa nhiều chất xơ, kích thích hệ tiêu hóa, giảm thiểu các vấn đề về táo bón, đầy hơi, khó tiêu khi mang thai.
Khổ qua có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
- Khổ qua ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ
Khổ qua có chứa nhiều chất dinh dưỡng charantin và polypeptide-P, có đặc tính chống tiểu đường, giúp cân bằng lượng đường trong máu.
- Khổ qua giúp tăng cường hệ miễn dịch
Mướp đắng chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hóa giúp tăng cường hệ miễn dịch cho bà bầu.
- Khổ qua cung cấp đầy đủ dinh dưỡng
Khổ qua là một loại trái cây có chứa kẽm, sắt, niacin, kali, axit pantothenic, magie, mangan và pyridoxin... đó đều là những dưỡng chất thiết yếu cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.
- Khổ qua giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng
Chất xơ có trong khổ qua giúp mẹ bầu hạn chế cơn đói, giúp kiểm soát cân nặng và giảm thiểu thèm ăn. Điều này có lợi dành cho những mẹ bầu thừa cân, béo phì.
Bà bầu nên ăn bao nhiêu khổ qua là tốt?
Khổ qua là một loại quả có nhiều chất dinh dưỡng nhưng lại có thể gây nên sảy thai, sinh non. Đặc biệt là bà bầu ăn khổ qua 3 tháng đầu rất nguy hiểm. Nếu mẹ bầu chưa từng ăn khổ qua thì có thể không cần đưa loại quả này vào thực đơn. Còn nếu mẹ bầu muốn ăn khổ qua thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. Các bác sĩ đồng ý cho ăn thì mẹ hãy nên ăn.
Mỗi bữa mẹ chỉ nên ăn 1 - 2 miếng khổ qua với cách chế biến thành các món như khổ qua xào trứng, mướp đắng xào thịt… Ngoài ra không nên ăn nhiều hơn, cũng không nên ăn liên tục trong tuần, một tuần ăn 1 bữa là được.
Mẹ bầu không ăn quá nhiều mướp đắng khi mang thai (Ảnh minh họa)
Lưu ý khi bà bầu ăn khổ qua
- Nếu mẹ bầu chưa từng ăn khổ qua trước đó thì không nên ăn trong thời gian mang thai.
- Mẹ bầu bị hạ đường huyết cũng không nên ăn
- 3 tháng đầu và 3 tháng cuối là thời điểm khá nhạy cảm, mẹ không nên ăn.
Đó là những câu trả lời cho câu hỏi bà bầu ăn khổ qua được không. Tốt nhất, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi quyết định ăn loại quả này trong thời gian mang thai.