Bà bầu ăn măng được không, có bị ngộ độc không là thắc mắc của nhiều mẹ bầu. Bà bầu có thể ăn măng nhưng chỉ ăn 1 lượng rất nhỏ và không ăn thường xuyên.
Măng là một thực phẩm giàu chất xơ, có thể giúp ngăn ngừa chứng táo bón vô cùng hiệu quả. Và đặc biệt, năng có thể chế biến thành nhiều món như xào, hầm, nấu canh... với vị chua chua, giòn dai đặc biệt khiến ai cũng thích ăn. Vậy bà bầu ăn măng được không, có bị ngộ độc không?
Thành phần dinh dưỡng của măng
Măng thì có nhiều loại như măng tre tươi, măng nứa, măng vầu tươi, măng ngâm chua, măng khô và mỗi loại đều có những thành phần dinh dưỡng đa dạng. Cụ thể:
- Thành phần dinh dưỡng măng thường dùng: Trong 100g măng tre tươi có chứa: 92g nước; 1,7g protein; 1,7g glucid; 4,1 g là chất xơ (xenlulo).
- Trong 100g măng nứa tươi có chứa: 92g nước; 1,9g protein; 1,7g glucid; 3,9g chất xơ.
- Trong 100g măng vầu tươi có chứa: 91g nước; 1,4g protid; 2,5g glucozơ; 4,5g chất xơ
- Dinh dưỡng trong 100g măng ngâm chua: 92,8 g nước; 1,4g protid; 1,4g glucid; 4,1g chất xơ
- Trong 100g măng khô có chứa: 23g nước; 13g protein; 2,1g lipid; 21,5g glucid; 36g chất xơ.
Ngoài ra, trong tất cả các loại măng đều có các vitamin C, B1, B2, PP, đường bột, sắt, canxi…
Đặc biệt, măng có 1 chất độc gọi là glucozit sinh acid cyanhydric khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thuỷ phân và giải phóng acid cyanhydric (HCN). Loại chất này có thể gây ngộ độc, nếu ăn với 1 lượng quá lớn trong 1 lần thì có thể gây ngộ độc nguy hiểm đến tính mạng.
Có nhiều loại măng (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn măng được không?
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu hoàn toàn có thể ăn được măng bởi đây là thực phẩm có nhiều dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, đặc biệt là hàm lượng chất xơ có thể giúp mẹ có thai giảm thiểu được tình trạng táo bón.
Bà bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? Theo các chuyên gia, bà bầu có thể ăn măng được trong suốt quá trình mang thai, tuy nhiên khi mới mang thai 3 tháng đầu thì không nên ăn. Khi mới mang thai mẹ chưa thích nghi được với những thay đổi trong cơ thể, ăn nhiều măng có thể gây khó tiêu, đầy hơi, chất glucozit trong măng có thể làm giảm quá trình chuyển hóa sắt gây thiếu máu, thiếu oxy cung cấp cho thai nhi.
Vậy, để trả lời câu hỏi bà bầu ăn măng được không thì câu trả lời là bà bầu hoàn toàn có thể ăn măng. Tuy nhiên, dù chưa có chứng minh nào nói rằng có bầu ăn măng bị gây nhiễm độc cho thai nhi nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo bà bầu nên hạn chế ăn măng. Ngoài măng tươi thì măng khô, măng chua, măng ngâm ớt bà bầu cũng nên hạn chế ăn và không ăn nhiều.
Có bầu có thể ăn được măng nhưng với lượng rất ít (Ảnh minh họa)
Bà bầu nên ăn bao nhiêu măng?
Măng tươi hay măng khô thì đều có tác dụng tốt cho sức khỏe nhưng nếu ăn nhiều thì có thể gây ngộ độc. Bà bầu có thể ăn măng nhưng không ăn quá 200 - 300g măng/ 1 lần ăn và 1 tháng không ăn quá 2 lần.
Khi mua măng về cần chú ý phải ngâm muối, rửa sạch nhiều lần và tốt nhất nên luộc qua vài lần nước để giảm bớt độc tố cyanide trước khi chế biến món ăn. Tuyệt đối không sử dụng nước luộc măng.
Không nên ăn nhiều măng trong 1 lần ăn và không ăn quá 2 lần/ tháng (Ảnh minh họa)
Có bầu ăn măng có tốt không và có lợi ích gì?
Với lượng ăn vừa phải thì măng vẫn là một thực phẩm tốt cho sức khỏe của mẹ. Măng cung cấp những lợi ích tuyệt vời như sau:
- Cung cấp chất xơ ngừa táo bón
Hàm lượng chất xơ trong măng cao hơn rất nhiều so với các loại rau củ khác. Ăn măng giúp giảm thiểu tình trạng thiếu chất xơ, táo bón khi mang thai, giảm nguy cơ ung thư.
- Măng có chứa chất chống oxy hóa tăng cường sức đề kháng
Phytosterol có trong măng hoạt động như một chất chống oxy hóa có tác dụng giảm viêm, sưng và cải thiện sức khỏe của các tế bào trong cơ thể.
- Măng ít chất béo và đường giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường
Lượng chất béo và đường trong măng gần như không đáng kể. Vì vậy, bà bầu không cần phải lo lắng về 2 chất này, đặc biệt là những bà bầu bị béo phì, tiểu đường.
- Cung cấp vitamin và khoáng chất tốt cho tim mạch
Măng cũng cung cấp rất nhiều vitamin và khoáng chất như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt là hàm lượng kali trong măng rất cao. Cứ 100g măng có chứa 533 mg kali. Với hàm lượng kali như vậy có thể giúp giảm nguy cơ đột quỵ.
Chế biến cẩn thận trước khi ăn măng (Ảnh minh họa)
Bà bầu ăn măng có thể gặp rủi ro
Ngoài việc cung cấp nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe thì khi ăn măng phụ nữ mang thai cũng sẽ đối diện với những vấn đề sau:
- Nguy cơ gây ngộ độc, có thể dẫn đến tử vong với các biểu hiện như ói, đau đầu, khó thở, tụt huyết áp.
- Bà bầu dễ bị đầy bụng do hàm lượng chất xơ trong măng cao.
- Măng có thể gây thiếu máu khi mang thai
Bà bầu ăn măng được không? Tuy câu trả lời là có thể ăn măng nhưng không ăn nhiều và phải đặc biệt thận trọng khi ăn. Ăn vừa đủ và đúng cách sẽ giúp mẹ có được dinh dưỡng cần thiết. Tốt nhất hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi ăn măng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của mẹ và bé.