Bà bầu ăn mực được không và nên ăn bao nhiêu thì tốt?

Hà Phương - Ngày 02/08/2020 14:00 PM (GMT+7)

Bà bầu ăn mực được không hay bà bầu có nên ăn mực không là thắc mắc của nhiều chị em. Các mẹ có thể ăn mực khi mang thai bởi mực có ít thủy ngân lại nhiều có dinh dưỡng cao nhưng cần phải ăn một lượng vừa phải chứ không thể ăn quá nhiều.

Mực là một loại hải sản có hàm lượng thủy ngân không cao như những loại hải sản khác. Mực có thể chế biến thành nhiều món ngon và được các bà bầu yêu thích.

Thành phần dinh dưỡng có trong mực

Với 100g mực thì thành phần dinh dưỡng bao gồm:

- 1,8mg đồng

- 44 mcg selen

- 15g protein

- 213mg phốt pho

- 0,389mg vitamin B2

- 1,05 mcg vitamin B12

- 1,48 mg kẽm

- 3,6 vitamin C

- 0,86mg sắt

Các dưỡng chất này đều tốt cho sự hình thành và phát triển của thai nhi.

Bà bầu ăn mực được không và nên ăn bao nhiêu thì tốt? - 1

Mực có nhiều dinh dưỡng tốt cho sự phát triển của em bé khi mẹ mang thai (Ảnh minh họa)

Bà bầu ăn mực được không?

Theo Healthline, mực là một loại hải sản có hàm lượng thủy ngân không quá cao, là nguồn cung cấp axit béo, omega - 3, protein và các khoáng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe. Mực ống được xem là thực phẩm bà bầu có thể ăn trong thai kỳ, tuy nhiên mẹ bầu lại không nên ăn quá 150g mực ốc trong 1 tuần.

Thực tế, thủy ngân trong mực ống 0,024 PPM (một phần triệu) thủy ngân, theo FDA thì đây là hàm lượng thủy ngân ít. Nên bà bầu có thể ăn một lượng mực phù hợp đều an toàn.

Mực ít chất béo, là nguồn cung protein, giàu vitamin B12 tốt cho mẹ. 100g mực cung cấp khoảng 15,25g protein, đây là một chất dinh dưỡng cần thiết cho sự hình thành tế bào cho thai nhi. Bên cạnh đó, với 100g mực cũng có chứa 0,86 mg sắt và 1,48 mg kẽm giúp em bé hình thành các tế bào hồng cầu khỏe mạnh.

Với 100g mực ống thì mẹ cũng dung nạp được một lượng nhỏ vitamin B12, vitamin C, vitamin A và folate, một loại vitamin B... có tác dụng ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của thai nhi.

Tuy rằng hàm lượng thủy ngân không nhiều nhưng việc sử dụng nhiều mực trong thực đơn hàng ngày và kéo dài liên tục cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi, sự phát triển của thai.

Bà bầu ăn mực được không và nên ăn bao nhiêu thì tốt? - 2

Bầu ăn được mực nhưng không được ăn quá nhiều (Ảnh minh họa)

Bầu 3 tháng đầu ăn mực được không?

Có bầu 3 tháng đầu ăn mực được không là thắc mắc của nhiều chị em. Có thông tin cho rằng bà bầu 3 tháng đầu và tháng cuối nên kiêng ăn mực vì có thể gây sinh non hoặc sảy thai sớm. Điều này chưa được kiểm chứng.

Khoa học đã chứng minh ô nhiễm môi trường, sử dụng thực phẩm không an toàn, quá nhiều mới có thể gây nên những ảnh hưởng sức khỏe cho mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy nhiên, mẹ bầu cần chú ý đến lượng ăn phù hợp, không ăn quá nhiều và liên tục.

Bà bầu ăn mực như thế nào thì tốt?

Bà bầu ăn mực với lượng vừa phải thì tốt cho sức khỏe và ngon miệng. Nhưng để ăn mực tốt cho sức khỏe mẹ hãy chú ý:

Bà bầu ăn mực được không và nên ăn bao nhiêu thì tốt? - 3

Mực hấp rất thích hợp để mẹ bầu đổi bữa (Ảnh minh họa)

- Không ăn mực sống. Mực có thể làm gỏi, các món sống nhưng khi mang thai mẹ không ăn mực sống vì có thể gây nhiễm khuẩn.

- Mẹ lựa chọn mực tươi sống, không ăn mực đã chết ươn, có mùi. Mẹ nên ăn mực hấp, mực xào với rau củ để tăng cường dưỡng chất. Hạn chế tối đa ăn mực chiên rán quá nhiều dầu mỡ.

- Đối với những bà bầu bị dị ứng hải sản thì không nên ăn mực.

Ăn mực khi mang thai có thể giúp bà bầu thay đổi bữa, đa dạng thực phẩm cho bữa ăn thêm phong phú. Nhưng hãy nhớ ăn một lượng vừa đủ để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của em bé.

Đó là những câu trả lời cho thắc mắc bà bầu ăn mực được không. Thực phẩm tươi sống đều tốt cho bà bầu và em bé nếu biết ăn đúng cách là đủ lượng cần thiết.

Nguồn tham khảo:

- Can You Eat Calamari During Pregnancy? - Healthline

- Can Pregnant Women Eat Calamari (Squid)? Is It Safe? - Pregnancy Food Checker

Có bầu nên ăn gì và ăn bao nhiêu là đủ, là tốt cho mẹ và thai nhi
Có bầu nên ăn gì và ăn bao nhiêu là đủ, là tốt cho thai nhi được nhiều mẹ thắc mắc. Khi có thai, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất thiết yếu, vitamin và...

Hà Phương
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dinh dưỡng thai kỳ