Những dấu hiệu này để rất dễ nhận biết mà hầu như mẹ bầu nào cũng cảm nhận được.
Kể từ lúc bắt đầu mang thai, mọi hoạt động kể cả việc ăn uống của các mẹ bầu đều có chung một mục đích duy nhất là mong con yêu phát triển khỏe mạnh trong suốt 9 tháng 10 ngày. Bằng cách này hay cách khác như thông qua siêu âm, linh tính của bản năng làm mẹ, chúng ta đều có thể cảm nhận được sự phát triển của con. Tuy vậy, theo các bác sĩ, có 3 đặc điểm sau đây cũng giúp các mẹ bầu phát hiện ra thai nhi có đang bị suy dinh dưỡng hay không.
1. Em bé chậm tăng cân
Nếu phát hiện ra con không tăng cân trong hai lần khám thai liên tiếp thì mẹ bầu nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống (Ảnh minh họa)
Cân nặng của mẹ bầu liên quan mật thiết đến sự phát triển của thai nhi. Thông thường, trong 3 tháng đầu, bạn sẽ tăng trung bình khoảng 0,3kg mỗi tuần. Còn càng về cuối thai kỳ, bạn có thể sẽ tăng 0,5kg/tuần. Song, cứ không phải mẹ tăng cân thì em bé cũng sẽ tăng cân. Mỗi lần đi khám thai, bạn nên lưu ý đến mức tăng trưởng của con. Nếu phát hiện ra con không tăng cân trong hai lần khám thai liên tiếp thì nên bạn nên điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình.
2. Chiều cao tử cung không đổi
Ngoài việc phán đoán sự phát tiển của thai nhi thông qua các chỉ số khi siêu âm, mẹ bầu còn có thể tự đo chiều cao cơ bản của tử cung để xem tốc độ phát triển của con như thế nào. Chiều cao cơ bản của tử cung là số đo khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung. Bằng việc ghi lại chiều cao này mỗi tháng, bạn sẽ biết con của mình phát triển có tốt hay không. Nếu chiều cao này chậm tăng cũng có thể là em bé đang chậm phát triển.
Chiều cao cơ bản của tử cung sẽ phản ánh phần nào tốc độ phát triển của thai nhi (Ảnh minh họa)
3. Số đo vòng bụng không đổi
Bên cạnh đo chiều cao cơ bản của tử cung, bạn còn nên đo thêm cả vòng bụng. Nếu mẹ bầu thấy chiều cao tử cung lẫn vòng bụng đều tăng chậm thì nghĩa là bạn nên hỏi thêm bác sĩ về vấn đề này. Mặc dù có nhiều nguyên nhân khiến hai số đo này nhỏ như do hình dáng cơ thể nên bụng không quá lộ ra ngoài thì việc em bé chậm tăng trưởng cũng là nguyên nhân.
Đành rằng cả 3 đặc điểm này chỉ mang tính chất tham khảo về tốc độ phát triển của thai nhi nhưng nó cũng phần nào như một lời nhắc nhở mẹ bầu về chế độ dinh dưỡng trong thời gian bầu bí. Bạn nên điều chỉnh chế độ ăn uống đa dạng, lành mạnh như ăn nhiều protein, nhiều rau xanh và trái cây, hạn chế tinh bột, thức ăn có nhiều dầu mỡ và đồ ngọt. Có như thế, bạn mới đảm bảo được sức khỏe của bản thân và sự phát triển của con.
Và nếu có bất kỳ thắc mắc hay lo lắng gì trong quá trình mang thai, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.