Có người ốm nghén nặng, có người nhẹ, thậm chí có người còn không bị ốm nghén. Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy nó có thể liên quan đến thai nhi trong bụng hay không?
Bắt đầu quá trình mang thai, cơ thể người phụ nữ sẽ phải đối diện với rất nhiều những thay đổi. Đặc biệt, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phản ứng ốm nghén là một trong những nỗi ám ảnh với rất nhiều mẹ bầu. Tuy nhiên, mức độ ốm nghén ở mỗi người là khác nhau. Có người nặng, có người nhẹ, thậm chí có người còn không bị ốm nghén. Tại sao lại có sự chênh lệch như vậy nó có thể liên quan đến thai nhi trong bụng hay không?
Trên thực tế, ai cũng biết rằng sau khi trứng được thụ tinh, trứng đã thụ tinh sẽ được làm tổ trong tử cung và nuôi thành phôi, trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển phôi thai, những thay đổi trong môi trường của tử cung có thể gây ra một số vấn đề bất thường, chức năng và sau đó nồng độ hormone trong cơ thể sẽ biến đổi. Tử cung cũng sẽ thay đổi, điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến việc tiết hormone buồng trứng. Nếu việc tăng tiết hormone sẽ kích thích dạ dày và gây ra tình trạng ốm nghén ở nữ giới, qua đó có thể thấy sự phát triển của thai phụ và thai nhi có mối quan hệ nhất định.
Việc tăng tiết hormone sẽ kích thích dạ dày và gây ra tình trạng ốm nghén ở nữ giới, qua đó có thể thấy sự phát triển của thai phụ và thai nhi có mối quan hệ nhất định. (Ảnh minh họa)
Tại sao một số người không bị ốm nghén?
Tại sao một số mẹ bầu không bị ốm nghén khi mang thai. Các chuyên gia chỉ ra rằng, đó là do thai nhi phát triển tương đối ổn định, mức độ thay đổi hormone ở trạng thái tương đối ổn định, thể chất của mẹ bầu tốt, khả năng thích ứng của hormone trong cơ thể khỏe… Khi đó, phản ứng ốm nghén tự nhiên sẽ rất nhỏ, thậm chí một số mẹ bầu không có phản ứng ốm nghén.
Làm sao để giải tỏa tình trạng ốm nghén?
Nếu ốm nghén xảy ra trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cũng có thể thuyên giảm bằng một số phương pháp, chẳng hạn như ăn một số loại trái cây nhẹ và rau trong chế độ ăn uống thông thường hoặc ăn một số thực phẩm có tính axit, có tác dụng nhất định trong việc giảm ốm nghén. Mặt khác, khi mang thai nên duy trì tâm trạng vui vẻ, không nên quá căng thẳng, giữ cho lượng hormone trong cơ thể tương đối ổn định. Sự dao động hormone trong cơ thể càng lớn càng gây ra một số triệu chứng khó chịu.