Đau bụng khi mang thai tháng thứ 1 là triệu chứng thường gặp ở bà bầu. Tuy nhiên đau bụng có phải là dấu hiệu sảy thai, thai ngoài tử cung hay không còn dựa trên nhiều yếu tố.
Mang thai tháng đầu tiên, phôi thai đang trong quá trình làm tổ và chưa ổn định. Mẹ phải cẩn trọng khi có các dấu hiệu đau bụng dưới, ra máu…
Vậy làm thế nào để xác định được đau bụng khi mang thai tháng 1 có nguy cơ sảy thai? Mẹ cùng tìm hiểu các thông tin sau đây để biết và giải đáp được thắc mắc nhé.
1. Nguyên nhân đau bụng khi mang thai tháng thứ 1
Ở tháng đầu tiên của thai kỳ, mẹ bầu sẽ có dấu hiệu đau bụng. Tình trạng này xảy ra do các nguyên nhân sau:
Phôi thai làm tổ: Sau khi trứng đã được thụ tinh vào đi vào lớp niêm mạc tử cung làm tổ sẽ gây cảm giác đau tức bụng dưới.
Chửa ngoài dạ con: Nếu mẹ chửa ngoài dạ con là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới dữ dội kèm theo các dấu hiệu ra máu đen, buồn nôn, choáng, ngất xỉu…
Tiền sản giật: Tiền sản giật ở 3 tháng đầu thai kỳ sẽ gây ra các hội chứng như mẹ bị đau căng tức vùng bụng trên, đau kéo dài, liên tục và luôn có cảm giác buồn nôn.
Tiền sản giật là một trong những nguyên nhân gây đau bụng khi mang thai ở bà bầu (Ảnh minh họa)
Nhiễm trùng đường tiểu: Bệnh lý này là yếu tố khiến mẹ bị đau tức bụng dưới, khu vực bằng quang và đi kèm các dấu hiệu như nóng rát khi đi tiểu, đi tiểu nhiều.
Sảy thai: Đây là vấn đề nguy hiểm với bà bầu mang thai tháng đầu tiên. Dấu hiệu đau bụng quằn quại, đau không giảm, ra máu tươi, máu đóng cục rất… là nguyên nhân dẫn đến sảy thai sớm ở bà bầu.
2. Khi nào đau bụng mang thai tháng thứ 1 là sảy thai?
Dựa những dấu hiệu sảy thai, bà bầu có thể xác định đau bụng như thế nào là dấu hiệu sảy thai.
Đau bụng quằn quại, dữ dội: Tháng đầu tiên của thai kỳ, nếu mẹ có biểu hiện đau bụng dữ dội, đau quặn thắt vùng bụng dưới thì đây là dấu hiệu cảnh báo bạn đang có nguy cơ sảy thai cao. Nguyên nhân do sự co thắt mạnh ở tử cung, dẫn đến triệu chứng đau bụng và sảy thai.
Đau bụng kèm ra nhiều máu: Nếu đau bụng nhẹ, ra máu ít thì đây là dấu hiệu thai kỳ bình thường. Nhưng mẹ thấy ra máu nhiều, ồ ạt hoặc ra món vón cục, sẫm màu kèm dấu hiệu đau bụng thì có thể mang đang có nguy cơ sảy thai.
Đau bụng kèm ra nhiều máu, máu vón cục, có màu sẫm là dấu hiệu sảy thai ở bà bầu (Ảnh minh họa)
Ra huyết nhầy, chuột rút và đau bụng: Ở tuần thai thứ 2, thứ 3 mẹ thấy vùng kín ra huyết dày, sau đó ra chất nhầy màu xám hoặc hồng. Đi kèm là dấu hiệu chuột rút, đau bụng thì mẹ nên cẩn trọng với dấu hiệu sảy thai.
Khám thai: Khi có các dấu hiệu đau bụng, ra máu, ra chất nhầy nhiều mẹ nên đi khám thai để bác sĩ thăm khám và đưa ra kết luận chính xác nhất. Trường hợp có dấu hiệu sảy thai, bác sĩ sẽ chỉ định bà bầu các phương pháp dưỡng thai, an thai tốt nhất.
Đây là cách xác định được chính xác nhất tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 1 có phải là dấu hiệu sảy thai hay không? Các mẹ nên lưu ý.
Khám thai là cách xác định chính xác nhất đau bụng có phải là dấu hiệu sảy thai không (Ảnh minh họa)
3. Làm gì để giảm tình trạng đau bụng dọa sảy thai?
Để tình trạng đau bụng khi mang thai tháng thứ 1 không còn là nỗi lo sợ sảy thai của bà bầu nữa, các mẹ có thể thực hiện các việc phòng tránh sau:
Vận động nhẹ nhàng: Khi có bầu, đặc biệt là mang thai tháng đầu, thai chưa ổn định mẹ bầu không nên chạy nhảy, làm việc nặng, tập thể thao quá sức. Mẹ nên vận động nhẹ nhàng, tránh tác động vào vùng bụng gây ra các cơn co thắt tử cung.
Không ăn các thực phẩm gây co thắt tử cung: Thủ phạm chính gây đau bụng dữ dội, sảy thai sớm ở bà bầu là thực phẩm có tác động co thắt tử cung mạnh. 3 tháng đầu mẹ ăn gì, uống gì cũng cần tìm hiểu kỹ. Tốt nhất mẹ nên ăn kiêng các thực phẩm, đồ uống như: Rau ngót, rau ngải cứu, đu đu, rượu bia, nước có ga, cà phê…
Rau ngót là thực phẩm có thể gây co thắt tử cung, đau bụng sảy thai (Ảnh minh họa)
Uống nhiều nước: Với bà bầu, uống đủ nước rất quan trọng và cần thiết. Khi cơ thể được cung cấp đủ nước, sẽ tránh các hiện tượng đau bụng, mệt mỏi khi mang thai.
Không đứng, ngồi một chỗ quá lâu: Ngồi và đứng một chỗ quá lâu dễ gây đau bụng, thai không ổn định và gây tê mỏi chân, choáng, chóng mặt khi thay đổi tư thế.
Tập thể dục thường xuyên: Ở tháng đầu, mẹ nên thường xuyên đi bộ mỗi ngày để cơ thể thoải mái, nhẹ nhàng hơn. Tránh tình trạng đau bụng, mệt mỏi.
Bổ sung thực phẩm giàu dưỡng chất: Khi có thai, có dấu hiệu đau bụng râm ran ngoài những các cách trên, mẹ nên bổ sung các thực phẩm giàu dưỡng chất vào thực đơn cho bà bầu để tăng sức đề kháng, mẹ khỏe, con phát triển tốt.
Các thực phẩm giàu dưỡng chất tốt cho bà bầu, hạn chế tình trạng đau bụng thai kỳ (Ảnh minh họa)
Nghỉ ngơi: Khi có dấu hiệu đau bụng khi mang thai tháng thứ 1 mẹ nên nằm xuống và nghỉ ngơi, tránh làm việc nặng, đi lại nhiều để giảm đau, ổn định tình trạng bệnh.
Đau bụng mang thai tháng thứ nhất có phải là dấu hiệu sảy thai hay không thì mẹ nên xem xét tình trạng đau bụng. Nếu đau bụng nhẹ, ngâm ngẩm thì là dấu hiệu mang thai bình thường mẹ không nên quá lo lắng. Nhưng đau bụng quằn quại, liên tục kèm ra máu nhiều, ra máu vón cục thì mẹ đang có nguy cơ sảy thai đấy.
Tốt nhất khi có dấu hiệu ra máu, đau bụng dưới mẹ nên tới bệnh viện kiểm tra để biết tình trạng sức khỏe và thai nhi.