10 kiểu người dễ bị sỏi mật, nếu nằm trong số đó nên cảnh giác khi đau bụng kéo dài

MINH MINH - Ngày 11/03/2021 16:00 PM (GMT+7)

Nếu bạn mắc một trong 10 loại bệnh dưới đây thì nên cảnh giác vì bạn sẽ có nguy cơ bị sỏi mật cao hơn.

Người hiện đại dễ bị hình thành sỏi mật do ăn uống nhiều chất béo, lười vận động, ăn uống không điều độ, tuy nhiên nếu mắc các bệnh nguy cơ cao như mỡ máu bất thường, tiểu đường, xơ gan... cũng dễ bị sỏi mật. 

Bác sĩ gan mật và dạ dày Qian Zhenghong, Bệnh viện tưởng niệm Trường Canh, Đài Bắc, Đài Loan chia sẻ trên Facebook rằng gần 80% sỏi mật là sỏi cholesterol, sỏi có màu vàng và thành phần chính là “cholesterol.” Việc hấp thụ quá nhiều dầu mỡ trong chế độ ăn uống sẽ khiến cholesterol trong mật bị bão hòa quá mức tạo thành sỏi. 

10 kiểu người dễ bị sỏi mật, nếu nằm trong số đó nên cảnh giác khi đau bụng kéo dài - 1

Khi bắt đầu bị sỏi mật không có triệu chứng gì, nhưng bạn phải đặc biệt cẩn thận nếu bị đau bụng lặp đi lặp lại trong thời gian dài. (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, bạn phải đặc biệt cẩn thận nếu bạn có tiền sử gia đình bị sỏi mật. Trong một số gia đình, nếu có hơn một thành viên bị sỏi mật, có thể liên quan đến thói quen ăn uống của gia đình, hoặc do di truyền dị tật men gan, dẫn đến mật không đủ.

Ngoài ra, còn có 10 căn bệnh phổ biến dễ làm tăng nguy cơ bị sỏi mật, nếu bạn mắc những căn bệnh sau nên cảnh giác, đặc biệt khi có biểu hiện đau bụng kéo dài.

1. Béo phì: Những người béo phì tổng hợp nhiều cholesterol hơn và tiết nhiều hơn vào mật. Phụ nữ béo phì có nguy cơ bị sỏi mật cao gấp 7 lần và họ dễ bị biến chứng hơn. Đàn ông có nguy cơ bị sỏi mật thấp hơn.

2. Đái tháo đường và kháng insulin (tiền đái tháo đường): Lượng insulin trong máu tăng lên sẽ khuyến khích gan tiếp nhận cholesterol, càng làm tăng bài tiết cholesterol trong mật, đồng thời làm giảm bài tiết axit mật.

10 kiểu người dễ bị sỏi mật, nếu nằm trong số đó nên cảnh giác khi đau bụng kéo dài - 2

Những người bị đái tháo đường, béo phì, mỡ máu,... có thể dễ bị sỏi mật. (Ảnh minh họa)

3. Mỡ máu bất thường: Hầu hết các nghiên cứu đều phát hiện ra rằng mỡ máu bất thường có liên quan đến sỏi mật, chẳng hạn như chất béo trung tính cao, cholesterol mật độ cao thấp và cholesterol không mật độ cao. Tuy nhiên, một số người dù mỡ máu bình thường nhưng vẫn bị sỏi mật.

4. Xơ gan: Gần 1/3 số bệnh nhân bị sỏi sắc tố (sỏi có màu đen), và 15% bị sỏi cholesterol. Do gan chuyển hóa không bình thường, sắc tố mật trong dịch mật tăng cao, sự bài tiết acid mật giảm, nhu động của túi mật kém đi.

5. Thiếu máu huyết tán, tan máu hồng cầu thalassemia sẽ làm tăng sắc tố mật, lâu ngày sẽ hình thành sỏi sắc tố.

6. Viêm đường mật: Tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn trong đường mật dễ dẫn đến hình thành sỏi sắc tố (màu nâu). Túi thừa ở tá tràng cũng dễ bị sỏi sắc tố.

7. Viêm ruột: Bệnh nhân mắc bệnh Crohn thường có tổn thương ở đoạn cuối ruột non, ảnh hưởng đến sự hấp thu acid mật, bị sỏi mật cao gấp 2 - 3 lần.

10 kiểu người dễ bị sỏi mật, nếu nằm trong số đó nên cảnh giác khi đau bụng kéo dài - 3

Ảnh minh họa

8. Những người có xác suất chấn thương cột sống cao, không rõ nguyên nhân, có thể liên quan đến điều hòa co bóp túi mật.

9. Gan nhiễm mỡ: Những người bị gan nhiễm mỡ có tỷ lệ bị sỏi mật cao. Trường hợp này có liên quan đến ít hoạt động và chế độ ăn uống.

10. Sử dụng các loại thuốc đặc hiệu: Các loại thuốc giảm natri huyết đặc hiệu, thuốc kháng sinh và tiêm dinh dưỡng toàn phần qua đường tĩnh mạch sẽ làm tăng tỷ lệ mắc sỏi mật.

Bé 5 tháng tuổi đã bị sỏi thận, BS giật mình khi nghe cha mẹ kể thực đơn của bé
Một bé gái 5 tháng tuổi mắc bệnh sỏi thận, hay bé 16 tháng bị thủng ruột mà nguyên nhân chính đều là do cha mẹ thiếu hiểu biết trong chế độ dinh dưỡng...
MINH MINH (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bệnh đau bụng