Dọa đẻ non từ 22 tuần tuổi, mẹ bầu song thai vẫn vượt cạn an toàn ở tuần 37, đón 2 con chào đời khỏe mạnh

Thảo Nguyên - Ngày 19/03/2023 14:00 PM (GMT+7)

Trải qua cả một hành trình thai kỳ vất vả vì dọa đẻ non, mẹ bầu 24 tuổi cuối cùng đã cố gắng giữ con yêu lại bên mình đến tuần 37 và cán đích thành công.

Những ngày tháng 3/2023 có lẽ là những ngày hạnh phúc và ý nghĩa nhất với chị P.G., 24 tuổi và gia đình nội ngoại. Bởi sau cả một hành trình dài với bao vất vả và lo sợ vì thai dọa đẻ non, cuối cùng vợ chồng chị G. đã được bế ẵm 2 thiên thần nhỏ trên tay.

Chị G. chia sẻ, do có dấu hiệu dọa đẻ non nên cả thai kỳ chị phải nằm tại viện theo dõi và điều trị sát sao. Mặc dù áp lực, song chị chỉ mong 2 con ở thêm mỗi ngày trong bụng lâu nhất có thể sao cho đủ tháng đủ ngày thì chào đời. Với chị, chỉ cần 2 con được bình an còn mẹ sẽ chẳng ngại điều gì, vất vả đến đâu cũng chịu được.

Dọa đẻ non từ 22 tuần tuổi, mẹ bầu song thai vượt cạn an toàn ở tuần 37 đón 2 con chào đời khỏe mạnh. (Ảnh: BVPS)

Dọa đẻ non từ 22 tuần tuổi, mẹ bầu song thai vượt cạn an toàn ở tuần 37 đón 2 con chào đời khỏe mạnh. (Ảnh: BVPS)

Chị G. kể rằng, trước khi mang bầu song thai lần 2 này, chị đã từng có bầu và bị sảy thai ở tuần thứ 20 của thai kỳ. Do lo sợ lại bị sảy thai như lần đầu tiên nên ngay khi có thai lần 2, chị G. đã theo dõi rất cẩn thận.

Nhưng mẹ bầu lại một lần nữa không khỏi lo lắng khi lại xuất hiện những dấu hiệu dọa đẻ non như cổ tử cung ngắn, cơn co tử cung xuất hiện nhiều. Đáng lo ngại hơn khi thai chỉ mới 22 tuần. Bởi thế chị quyết định nhập viện để theo dõi.

Ths, Bs. Trần Anh Đức là người đã trực tiếp thăm khám và điều trị cho mẹ bầu thai đôi bị dọa sảy này. Sau khi điều trị, tình trạng co tử cung của chị G. được cải thiện nên được chỉ định xuất viện. Nhưng vừa về nhà được 1-2 tuần, chị G đã phải vội vàng vào viện để tiếp tục hành trình giữ con vì có dấu hiệu dọa đẻ non.

Vì có nguy cơ bị dọa đẻ non nên chị G. đã được dùng thuốc tiêm giữ thai. Hai em bé của vợ chồng chị G. đã an toàn ở trong bụng mẹ đến tuần 37 thì được các bác sĩ chỉ định mổ chủ động để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé.

Cuối cùng 2 em bé đã chào đời bình an với cân nặng là 2,7kg và 2,8kg. Đây là món quà vô giá đối với vợ chồng trẻ mong con.

Có thể nói, một thai kỳ an toàn và em bé sinh ra khỏe mạnh là điều mọi mẹ bầu đều mong muốn. Nhưng với trường hợp có nguy cơ cao trong thai kỳ như dọa đẻ non, mẹ bầu cần được thăm khám cẩn thận bởi các bác sĩ chuyên gia giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm để ứng phó và xử trí kịp thời với những biến chứng có thể xảy ra trong thai kỳ, giúp mẹ bầu có hành trình mang bầu bình an, hạnh phúc để đón bé yêu chào đời.

Một thai kỳ an toàn và em bé sinh ra khỏe mạnh là điều mọi mẹ bầu đều mong muốn. (Ảnh minh họa)

Một thai kỳ an toàn và em bé sinh ra khỏe mạnh là điều mọi mẹ bầu đều mong muốn. (Ảnh minh họa)

Thực tế trong hầu hết trường hợp, nguyên nhân gây nên sinh non nhiều lúc không chẩn đoán được rõ ràng và gồm nhiều yếu tố từ người mẹ hoặc thai nhi hay những bất thường của tử cung, nhiễm trùng đường sinh dục, mẹ bị viêm nhiễm…

Đặc biệt, dự phòng và điều trị dọa đẻ non luôn là một áp lực và thách thức lớn đối với các bác sĩ sản khoa.

Hiện nay phác đồ điều trị dọa đẻ non dựa trên nguyên tắc chung là cố gắng trì hoãn chuyển dạ và cho sản phụ nghỉ ngơi tại giường, tránh kích thích. Bên cạnh đó tiêm thuốc giảm, cắt cơn co tử cung vì duy trì tuổi thai là một yếu tố quan trọng. Khi chuyển dạ, cần có sự theo dõi đặc biệt và có phòng chăm sóc tích cực cho trẻ non tháng sau đẻ.

Mẹ bầu mang thai 8 tháng ngã rồi đẻ non, bác sĩ bàng hoàng khi nhìn tử cung
Những gì bác sĩ nhìn thấy trong bụng người mẹ một lần nữa muốn nhắc nhở các mẹ khác về việc sinh quá nhiều con.

Tin tức mẹ bầu

Theo Thảo Nguyên
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Câu chuyện mang thai