Khi có thai niêm mạc tử cung dày bao nhiêu? Niêm mạc quá mỏng hoặc quá dày đều có thể là nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình thụ thai.
Lớp niêm mạc hay còn được gọi là nội mạc tử cung, là lớp phủ toàn bộ mặt bên trong của tử cung của người phụ nữ. Niêm mạc tử cung bao gồm 2 lớp: lớp nội mạc dưới đáy mỏng và lớp nội mạc tuyến.
Mỗi tháng, dưới những tác động của hormone sinh dục nữ, lớp nội mạc sẽ phát triển dày lên để "lót ổ" cho trứng thụ tinh làm tổ. Nếu sự thụ tinh không diễn ra, niêm mạc tử cung bị bong ra và gây chảy máu được gọi là quá trình hành kinh.
Niêm mạc dày bao nhiêu thì có thai. (Ảnh minh họa)
Vào thời gian hành kinh, lớp niêm mạc tử cung sẽ mỏng nhất. Nếu như có trứng thụ tinh làm tổ, nội mạc tử cung sẽ tiếp tục dày lên để phôi làm tổ và phát triển nhau thai.
Khi có thai niêm mạc tử cung dày bao nhiêu?
Độ dày niêm mạc tử cung theo các giai đoạn trong chu kỳ kinh thường là:
- Niêm mạc tử cung dày 3-4mm ở giai đoạn đầu sau khi sạch kinh.
- Niêm mạc khoảng 8-12mm khi đến gần thời gian rụng trứng (cách ngày hành kinh khoảng 14 ngày).
- Niêm mạc tử cung dày 12-16mm khi bước sang giai đoạn trước khi có kinh.
Niêm mạc dày bao nhiêu thì có thai? Theo các bác sĩ chuyên khoa, niêm mạc tử cung dày từ 8-10mm là độ dày hoàn hảo nhất để trứng được thụ tinh và làm tổ, bước sang giai đoạn thai kỳ khỏe mạnh.
Khi có những dấu hiệu thụ thai, cơ thể cũng tự động sản sinh lượng lớn hormone sinh dục nữ gây nên tình trạng tăng sinh, làm dày lớp nội mạc nhanh chóng. Chiều dày của lớp nội mạc tử cung như vậy là phù hợp cho sự phát triển của thai.
Tuy nhiên, với trường hợp trứng đã thụ thai nhưng do yếu tố về nội tiết tố nữ không đủ hoặc do một số nguyên nhân nào khác khiến cho lớp nội mạc tử cung mỏng hơn 8mm thì phôi thai khó có thể bám vào dẫn đến nguy cơ sảy thai, thai chết lưu... Như vậy, có thể thấy nội mạc tử cung dày bao nhiêu là có thai còn phụ thuộc rất lớn vào độ dày của lớp nội mạc.
Điều trị niêm mạc tử cung giúp tăng khả năng có thai
Như đã chia sẻ, với các trường hợp tử cung dày hay mỏng đều có ảnh hưởng liên quan đến quá trình thụ thai của phụ nữ. Vì thế, nếu phát hiện được nguyên nhân và biết cách điều trị sẽ giúp làm tăng khả năng có thai.
Nội mạc tử cung dày bao nhiêu thì có thai. (Ảnh minh họa)
Đối với trường hợp niêm mạc tử cung mỏng
Nguyên nhân của tử cung mỏng có thể là do thiếu hụt estrogen, tổn thương do nạo thai trước đo, do bị thiếu máu hoặc tình trạng mô tuyến của lớp nội mạc phát triển bên trong thành tử cung.
- Khi bị thiếu hụt estrogen nên bổ sung loại estrogen phù hợp.
- Nếu thiếu máu nên tăng cường chế độ ăn uống kết hợp thuốc bổ máu.
- Nếu nội mạc tử cung mỏng do bị dính lòng tử cung sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp.
- Nếu phá thai nhiều lần sẽ rất khó có biện pháp hồi phục và có thể bị vô sinh mãi mãi.
Đối với trường hợp niêm mạc tử cung dày
Những phụ nữ bị mắc bệnh buồng trứng đa nang, béo phì hoặc dùng các loại thuốc chứa estrogen liên tục không kèm progesterone thường sẽ dễ gặp phải tình trạng tăng sinh niêm mạc tử cung.
Khi có thai niêm mạc tử cung dày bao nhiêu. (Ảnh minh họa)
Người có niêm mạc tử cung dày thường sẽ được điều trị bằng hormone giúp tái thiết lập sự cân bằng estrogen-progesterone trong cơ thể, nhằm tăng khả năng thụ thai.
Ngoài ra, chị em nên có chế độ ăn uống, luyện tập thể dục thể thao điều độ, ngủ đủ giấc, tránh thức khuya, bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin E, vitamin C... Nếu có bất cứ vấn đề nào về sức khỏe, chị em nên thường xuyên thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị.