Thai 4 tuần niêm mạc dày bao nhiêu? Độ dày của niêm mạc tử cung có ảnh hưởng khá lớn hay còn được cho là mang tính quyết định trong việc giúp thai làm tổ cũng như sự phát triển của thai.
Niêm mạc tử cung hay còn gọi là nội mạc tử cung là một lớp tế bà lót ở mặt trong tử cung, dưới tác động của nội tiết tố nữ, niêm mạc tử cung sẽ thay đổi theo tuổi tác, chu kỳ kinh nguyệt và khi mang thai. Độ dày của niêm mạc tử cung đóng vai trò quan trọng trong việc mang thai, thụ thai. Tùy theo từng tuần thai mà độ dày niêm mạc tử cung cũng khác nhau.
Thai nhi 4 tuần tuổi chỉ có kích thước bằng hạt vừng. (Ảnh minh họa)
Thai 4 tuần niêm mạc dày bao nhiêu?
Trước khi trả lời câu hỏi, thai 4 tuần niêm mạc dày bao nhiêu, mẹ cần phải hiểu sự biến đổi niêm mạc tử cung theo chu kỳ kinh nguyệt:
- Đối với niêm mạc tử cung bình thường: Độ dày từ khoảng 7-8mm.
- Đối với giai đoạn đầu chu kỳ (sau khi hành kinh: Niêm mạc tử cung mỏng nhất khoảng 3-4mm.
- Đối với giai đoạn rụng trứng: Độ dày niêm mạc tử cung từ khoảng 8-12mm.
- Đối với giai đoạn nửa cuối chu kỳ: Niêm mạc tử cung dày khoảng 12-16mm.
Như vậy, nếu như kinh nguyệt đến chậm, kết hợp cùng niêm mạc tử cung dày khoảng 8-16mm thì cho thấy mẹ đã thụ thai. Vì thế, khi niêm mạc tử cung dày khoảng 13mm, thử que 2 vạch đậm, khả năng mẹ đã mang thai được 4 tuần tuổi và độ dày niêm mạc tử cung như thế, phù hợp để thai phát triển.
Niêm mạc tử cung dày 21mm có thai không?
Về độ dày niêm mạc tử cung là yếu tố rất quan trọng không thể bỏ qua đối với việc thăm khám sức khỏe của nữ giới. Độ dày này chịu tác động bởi sự biến đổi của chu kỳ kinh nguyệt.
Niêm mạc tử cung ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng mang thai của phụ nữ. (Ảnh minh họa)
Như đã chia sẻ, vào giai đoạn trước khi có kinh thì nội mạc tử cung sẽ dày từ 12-16mm. Với độ dày niêm mạc tử cung 21mm thì sẽ gây khó khăn trong việc thụ thai của phụ nữ bởi lúc này, lượng hormone estrogen sản xuất quá nhiều sẽ kích thích khiến cho niêm mạc tử cung dày hơn, điều này khiến thai nhi khó làm tổ. Niêm mạc tử cung dày thường gặp ở những phụ nữ mắc bệnh buồng trứng đa nang, béo phì hoặc dùng các loại thuốc chứa estrogen liên tục không kèm progesterone.
Niêm mạc tử cung dày 14mm có thai không?
Thông thường, độ dày của niêm mạc tử cung dày khoảng 8-10mm được coi là kích thước lý tưởng nhất dành cho sự thụ thai ở phụ nữ. Lúc này, trứng thụ tinh có thể làm tổ và phát triển thành thai nhi khỏe mạnh.
Nếu như sau khi kết thúc chu kỳ kinh, lớp niêm mạc tử cung có độ dày khoảng từ 8-14mm thì được xem là dấu hiệu đáng mừng cho thấy khả năng thụ thai thành công ở phụ nữ. Ở ngày thứ 12 của chu kỳ trước khi chuyển qua pha hoàng thể từ 7-14mm cũng cho thấy tỷ lệ thụ thai không đổi và lớn nhất, ngoài khoảng đó ra, tỷ lệ thụ thai sẽ giảm dần.
Mẹ có thể kiểm tra chính xác thông qua việc siêu âm. (Ảnh minh họa)
Các dấu hiệu mang thai 4 tuần mẹ bầu lưu ý
- Mất kinh, chậm kinh: Khi mang thai 4 tuần,chắc chắn sẽ bị mất kinh, đặc biệt là ở phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt ổn định (nếu bị chậm kinh 1 tuần, khả năng thụ thai rất cao). Tuy vậy, cơ thể phụ nữ cũng dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường hay tinh thần nên cũng có trường hợp chậm kinh không phải do có thai.
- Tăng thân nhiệt: Thân nhiệt cơ bản sẽ chuyển từ thấp lên cao, nếu hiện tượng thân nhiệt cao, kéo dài liên tục khoảng 3 ngày thì chứng tỏ đã diễn ra rụng trứng. Nếu như thân nhiệt vẫn ở mức cao trong vòng khoảng 14 ngày trở lên thì có thể chắc chắn mẹ đã mang thai.
- Thường xuyên xảy ra hiện tượng buồn ngủ và táo bón: Khi mang thai, do sự ảnh hưởng của hormone, sẽ gây nên hiện tượng buồn ngủ hoặc táo bón. Cơ thể sẽ cảm thấy đầu ngực có dấu hiệu đau ngực, đầu ngực có dấu hiệu đậm màu, cơ thể mệt mỏi, cảm thấy nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với quần.
- Ốm nghén: Một số người bị ốm nghén có hiện tượng diễn ra sớm ở tuần thai thứ 4, còn bình thường sẽ vào khoảng tuần thứ 5-6. Khi đói bụng, mẹ sẽ có cảm giác nôn khan, buồn nôn.
Để biết chính xác, thai 4 tuần niêm mạc dày bao nhiêu hoặc thai đã vào tổ hay chưa, mẹ bầu nên đến bác sĩ để được thăm khám và kiểm tra.