Không muốn thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu hãy tránh ngay 4 hành động này!

Ngày 06/12/2019 15:42 PM (GMT+7)

Những tác động bên ngoài của mẹ bầu có thể kích thích em bé hoạt động nhiều, dẫn đến dây rốn quấn cổ hoặc nguy hiểm hơn là thắt nút lại.

Dây rốn quấn cổ là điều khiến bất cứ ông bố, bà mẹ nào đều vô cùng lo lắng, sợ hãi trong thai kỳ, đặc biệt khi sinh nở. Mọi người đều sợ rằng đứa con quý giá có thể sẽ bị "bóp nghẹt" bởi những vòng dây rốn. Trên thực tế, thai nhi trong bụng không hề thở bằng mũi, miệng nên sẽ không lo ngạt thở.

Dây rốn quấn cổ không quá nguy hiểm nhưng vẫn có thể dẫn đến một số hệ lụy khác như hạn chế sự hoạt động của bé, bé không xoay đầu về ngôi thuận được khi sắp chào đời và ảnh hưởng đến quá trình sinh nở. Có những trường hợp bé bị dây rốn quấn cổ, hoặc dây rốn đã ngắn lại còn quấn quanh người bé làm cho bé không thể lọt vào khung xương chậu của mẹ, cứ treo lơ lửng giữa chừng. Cũng có trường hợp mẹ bị sa dây rốn do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi và thành chậu hoặc do bị sa ra ngoài âm đạo, làm cho các mạch máu bị co thắt, dây rốn không thể cung cấp máu cho thai.

Để đề phòng dây rốn quấn cổ, mẹ nên hạn chế những hành động dưới đây.

Không muốn thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu hãy tránh ngay 4 hành động này! - 1

Dây rốn quấn cổ không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.

1. Tránh xoa bụng mạnh, liên tục 

Mẹ bầu nào cũng thường có thói quen chạm vào bụng, xoa nắn để giao tiếp với con. Tuy nhiên, khi đến những tháng cuối thai kỳ, khi bé đã "quen" và phản ứng lại với tác động của mẹ thì mẹ không nên xoa bụng nhiều và mạnh vì bé có thể bị kích thích, chuyển động nhiều khiến dây rốn rối, xoắn lại hoặc quấn vào cổ, người.

Không muốn thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu hãy tránh ngay 4 hành động này! - 2

Mẹ xoa bụng nhiều có thể kích thích bé hoạt động và làm dây rốn bị rối. (Ảnh minh họa)

2. Tránh hoạt động mạnh 

Những hành động cần đến thể lực lớn hoặc biên độ chuyển động nhiều không chỉ khiến mẹ bầu nhanh mệt mỏi, căng cơ, gây áp lực lên thắt lưng mà còn có thể khiến bé bị dây rốn quấn cổ.

Chính vì vậy, trước khi tập luyện thể dục, mẹ bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ, thảo luận để tìm ra phương án tập thích hợp nhất với tình trạng của bản thân. 

Không muốn thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu hãy tránh ngay 4 hành động này! - 3

Đi bộ, bơi là những hoạt động thích hợp cho mẹ bầu. (Ảnh minh họa)

3. Tránh ngủ muộn 

Mất ngủ, khó ngủ khi mang thai là vấn đề chung của không ít chị em phụ nữ. Mẹ ngủ muộn không chỉ làm tăng áp lực lên thể chất và tâm lý của bản thân mà còn ảnh hưởng đến đồng hộ sinh học của bé, khiến bé hoạt động tích cực hơn. 

Do đó, các bà mẹ mang thai phải chú ý đến việc duy trì thói quen đều đặn ngủ 8-9 giờ mỗi đêm và ngủ sớm trước 10 giờ. 

Không muốn thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu hãy tránh ngay 4 hành động này! - 4

Mẹ ngủ muộn sẽ ảnh hưởng đến chế độ sinh hoạt của bé. (Ảnh minh họa)

4. Tránh ngủ sai tư thế

Không chỉ thời gian mà cả tư thế ngủ của mẹ cũng có thể ảnh hưởng khá nhiều đớn thai nhi. Theo các chuyên gia, tư thế ngủ tốt nhất cho mẹ bầu là nằm nghiêng bên trái. Bà bầu nằm nghiêng trái sẽ giúp giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi.

Không muốn thai nhi bị dây rốn quấn cổ, mẹ bầu hãy tránh ngay 4 hành động này! - 5

Mẹ lựa chọn tư thế ngủ thích hợp sẽ giúp bé phát triển ổn định, khỏe mạnh hơn. (Ảnh minh họa)

Ngoài việc chú ý đến tư thế nằm, bà bầu không nên nằm giường cứng, kê đầu quá cao và mặc đồ chật chội. Có như vậy mới tạo ra sự thoải mái cho bà bầu và thai nhi, giúp 2 mẹ con có giấc ngủ ngon.

4 tư thế nằm của mẹ bầu dễ gây hại thai nhi, thương con mẹ nhớ tránh xa
Mẹ có biết rằng khi mang thai, lối sống, chế độ ăn uống và ngay cả tư thế ngủ của bà bầu cũng có thể ảnh hưởng đến em bé trong bụng.
Ngọc Linh (Dịch từ Sohu)
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bà bầu cần biết