Thịt cá rất giàu dinh dưỡng nhưng nếu không biết mua thì dễ chọn phải loại chứa độc tố. Dưới đây là 5 loại cá biển tự nhiên không nuôi nhân tạo, rất bổ mà ít người biết.
Trong số các loại cá thì cá nước mặn (cá biển) rất được yêu thích. Đây là loại cá có giá trị dinh dưỡng cao, thịt mềm và săn chắc hơn so với cá nước ngọt.
Không chỉ vậy, giá trị dinh dưỡng của loại cá này cũng rất cao. Theo nghiên cứu của các chuyên gia, trong cá biển rất giàu axit béo không no như DHA, Omega-3 cùng nhiều khoáng chất khác. Thường xuyên ăn loại cá này sẽ giúp ngăn ngừa lão hóa, tăng cường sức đề kháng, bồi bổ trí não… đặc biệt tốt cho người già và trẻ em.
Thịt cá biển cũng có thể chế biến được thành nhiều món khác nhau, đây là lý do mà người mua thường thích cá biển hơn so với cá nuôi. Hiểu được điều này, nhiều người bán cá “thổi phồng” về nguồn gốc loại cá mà họ bán.
Có một số loại cá biển hiện nay đã được nuôi nhân tạo và thành công như: Cá hồi, cá vược, cá bơn, cá đù vàng… Dù cùng là một giống cá nhưng cá nuôi nhân tạo không thể so sánh với cá đánh bắt tự nhiên cả về độ ngon cũng như giá trị dinh dưỡng.
Để giúp bạn không bị người bán “qua mặt” mỗi khi đi chợ, Bếp Eva sẽ chia sẻ tới bạn 4 loại cá biển thuần tự nhiên không thể nuôi nhân tạo, gặp ngoài chợ thì cứ yên tâm mà mua.
1. Cá thu đao
Cá thu đao có thân thon, hình dáng giống như 1 con dao. Loại cá này sinh sống ở vùng biển ôn đới hoặc cận nhiệt đới Thái Bình Dương. Với đặc tính di cư sinh sản nên rất khó để nuôi nhân tạo cá thu đao.
Thịt cá mềm, thơm, dù chiên, rán, nướng hay làm bất cứ món gì đều ngon.
Bản thân cá thu đao có sản lượng cao, giá thành rẻ, chi phí lai tạo tương đắt đỏ vì thế mọi người lựa chọn đánh bắt tự nhiên thay vì nuôi loại cá này.
2. Cá thu Tây Ban Nha
Cá thu Tây Ban Nha sinh trưởng trong điều kiện khắc nghiệt, chi phí chăn nuôi cao và tỷ lệ sống khi nuôi nhân tạo rất thấp nên hầu như các sản phẩm bán trên thị trường đều là loại đánh bắt tự nhiên.
Ngoài ra, sản lượng khai thác của loại cá này rất lớn vì thế mà không cần phải nuôi.
Thịt cá thu Tây Ban Nha rất mềm, thớ thịt dày, ít xương thích hợp nấu nhiều món khác nhau. Nếu gặp ở chợ thì hãy yên tâm mua về ăn nhé.
3. Cá chim bạc
Có nhiều loại cá chim nhưng chỉ cá chim bạc là không thể nuôi nhân tạo. Giá của thịt cá chim bạc khá đắt đỏ nhưng giá trị dinh dưỡng cao, thịt cũng mềm ngon hơn.
Cá chim bạc thịt mềm, không có mùi tanh và được xếp vào danh sách những loại cá là “cao lương mỹ vị”. Giá thành của loại cá chim này cũng khá đắt đỏ.
4. Cá mặt ngựa
Cá mặt ngựa hay còn gọi là cá cao su, cá da. Với hình thù kỳ dị người mua không mấy ai lựa chọn loại cá này.
Thế nhưng thực tế cá mặt ngựa lại có phần thịt rất mềm, ngon, ít xương và giá trị dinh dưỡng cao. Phần gan của cá mặt ngựa có thể được chế biến thành dầu gan cá tuyết.
Loài cá này rất nhỏ, chỉ có thể sinh trưởng ở vùng nước biển sâu -18 độ nên không thể nuôi nhân tạo.
Sau này ra chợ cá đừng để người bán lừa, cứ chọn 5 loại cá biển tự nhiên này không nuôi nhân tạo được nên yên tâm mua, người bán cũng phải khen ngợi khi bạn biết chọn những loại cá này.