Những món lẩu này đều ngon và dễ làm, bạn có thể làm đãi khách hoặc cho cả nhà thưởng thức trong thời tiết mát trời thế này.
1. LẨU RIÊU CUA BÒ
Nguyên liệu:
- Mọc tự viên.
- Bắp bò, sụn non heo.
- Tim lợn, xương ông, đậu phụ, váng đậu, bột nghệ, giấm bỗng, hành khô, cà chua.
- Cua xay sẵn.
- Các loại rau ăn lẩu riêu: Hoa chuối, cải cúc, nấm, bầu bào, hoặc bạn có thể làm thêm các loại xà lách, tía tô, rau mùi cắt nhỏ để thả vào lẩu. Mướp và rau dền cơm ăn lẩu riêu cũng rất ngon, nói chung tùy sở thích.
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Bắp bò, sụn non heo đem rửa sạch rồi thái vừa ăn, riêng thịt bò thì ướp chút gừng.
- Tim lợn thái mỏng.
- Xương ống lợn ninh lấy nước.
- Đậu phụ lượng vừa ăn, đem rán vàng.
- Váng đậu cắt miếng rửa sạch, chiên giòn.
- Các loại rau ăn lẩu rửa sạch.
Bước 2: Nấu nước lẩu
- Cua xay đem lọc lấy nước. Sau đó thêm chút muối vào nước cua, khoắng đều. Cho lên bếp đun lửa vừa, đến khi thịt cua bắt đầu kết lại thì cho bé lửa lại. Thịt nổi hết lên mặt nước thì vớt ra bát riêng. Làm như vậy thịt cua sẽ đóng tảng, không vỡ vụn.
- Nước nấu cua vừa rồi để làm nước dùng luôn.
- Gạch cua thì phi hành khô thơm rồi xào cùng chút nước mắm rồi cho lẫn vào thịt cua.
- Đổ nước xương đã ninh vào nồi nước cua, nêm gia vị, thêm bỗng rượu, cà chua, bột nghệ vào, nêm nếm cho vừa miệng rồi đun sôi.
Cho nước dùng lẩu ra nồi lẩu, đun sôi rồi nhúng các nguyên liệu vào để thưởng thức thôi. Nước lẩu chua thanh, lên màu đẹp, vô cùng hấp dẫn.
2. LẨU BÒ NHÚNG MẮM
Nguyên liệu làm lẩu bò nhúng mắm ruốc
- Bắp bò (hoặc thăn bò, nhưng bắp bò sẽ ngon giòn hơn).
- Rau ăn kèm tuỳ thích (cải, nấm, rau muống, mồng tơi...).
- Mắm ruốc.
- 1/2 trái thơm (dứa).
- Hành tây.
- Nước dừa.
- Các loại gia vị: sả, hành tây, tỏi, ớt.
Cách làm lẩu bò nhúng mắm ruốc:
Bước 1: Sơ chế
- Phi tỏi vàng, cho một ít vào thịt bò.
- Các loại rau ăn lẩu rửa sạch, để ráo.
Bước 2: Nấu nước dùng lẩu
Phần tỏi phi còn lại để trong nồi, cho tiếp sả và ớt băm nhuyễn vào phi thơm. Tiếp theo cho 1 muỗng canh sate, 2-3 muỗng canh mắm ruốc đảo đều, rồi cho nước dừa vào. Cho vào nồi 1 lít nước dừa hoặc 1/2 dừa + 1/2 nước lọc đun sôi. Nước dùng sôi thì cho thơm xắt lát, nêm thêm đường phèn cho đậm đà. Cho hành lá, hành tây vào là xong.
Bước 3: Thái thịt bò
Thái bắp bò thành lát mỏng, ướp với một muỗng canh nước mắm và dầu ăn rồi xếp ra dĩa. Rắc sả, hành tây, ớt và ít tỏi phi lên trên.
Bước 4: Pha nước chấm
- 1 muỗng canh mắm ruốc + 3 muỗng canh nước dùng + sả tỏi ớt băm nhuyễn, trộn đều trong 1 bát.
Dọn tất cả nguyên liệu ra mâm cùng nồi nước lẩu, nhúng các nguyên liệu và thưởng thức. Bạn có thể sử dụng phở, bún, mì ăn kèm đều ngon. Đảm bảo hương vị hấp dẫn của lẩu bò nhúng mắm ruốc hấp dẫn chắc chắn bạn không thể nào quên.
3. LẨU GÀ THẬP CẨM
Nguyên liệu làm lẩu gà thập cẩm
(Cho 7 người ăn)
- Gà khoảng 2kg
- Lòng, dạ dày heo: 300 g
- Ngao hoa: 500 g
- Đậu phụ: 3 bìa; 500g xương heo hoặc nước dùng xương gà; 1 gói nấm kim châm; 200g nấm hương; 1 gói nấm rơm hoặc nấm sò, nấm đùi gà; 2 gói thuốc bắc
- Rau ngải, mùng tơi, đậu bắp, khoai lang, ngô ngọt (những loại rau bạn thích)
- 1-2 quả trứng vịt lộn
- Bánh đa, bún hoặc mì tôm ăn kèm
- Muối, hạt nêm, bột canh, sa tế, mì chính, hành khô, ớt, chanh
Cách làm lẩu gà thập cẩm ngon
Bước 1: Sơ chế gà
- Gà làm sạch, chặt miếng vừa ăn. Phần đầu, cổ gà, chân có thể cho vào nồi nước xương ninh lấy nước dùng làm nước lẩu. Xếp thịt gà lên đĩa
Lưu ý: Để chặt gà ngon, đẹp thì nên dùng dao sắc, nặng; thớt phải sạch, nặng gỗ tốt.
Bài 2: Sơ chế các nguyên liệu còn lại
- Nấm kim châm, nấm hương, đậu bắp, bí đỏ, cà chua, các loại rau cải, rau ngải, rau cần, hoa chuối, rau diếp rửa sạch và để ráo.
- Lòng, dạ dày heo rửa sạch cắt miếng vừa ăn.
- Ngao hoa, tôm rửa sạch bày lên đĩa
Bước 3: Nấu nước dùng lẩu
- Xương heo rửa sạch với muối hạt sau đó chần sơ rửa lại cho sạch rồi cho vào nồi hầm lấy nước.
- Sau khoảng 30-45 phút cho nước dùng ra nồi lẩu, đập 2 quả trứng vịt lộn vào đun nhỏ lửa thêm nấm hương, thuốc bắc, ngô ngọt, nấm hương vào đun, nêm nếm gia vị vừa miệng.
Bước 4: Trình bày
Xếp tất cả các lên bàn, bật bếp đun nhỏ lửa xếp đồ ăn xung quanh. Giờ thì chỉ việc thưởng thức ngay thôi. Ăn lẩu gà nóng hổi trong thời tiết sẽ lạnh sẽ là vô cùng hấp dẫn.
4. LẨU THÁI
Nguyên liệu:
- 6 con tôm sú, những loại hải sản yêu thích (mực, bạch tuộc, ngao, cua, ghẹ...)
- 10 quả cà chua bi (cắt đôi)
- 6-8 cái nấm rơm
- Nước dùng: 15-20 con tôm cỡ vừa; 5-6 lá chanh; 2 quả chanh vắt nước; 20g rau mùi; 1 nhánh riềng thái lát; 3 cây sả; 2 tép tỏi; 2 quả ớt đỏ; 500ml nước
Cách làm:
Nấm rơm, cà chua rửa sạch, bổ đôi. Sả đập dập rồi băm nhỏ.
Sơ chế, làm sạch các loại hải sản rồi bày ra đĩa.
Chuẩn bị nước dùng tôm: Tôm rửa sạch cho vào trong chảo có chút dầu xào qua sau đó thêm 500ml nước vào. Đun sôi rồi nấu thêm 20 phút nữa.
Đun nóng một chảo, thêm ít dầu rồi cho tỏi, sốt Thái Tom Yum, tương ớt Thái, lá chanh, ớt đỏ, vào xào.
Sau đó đổ nước dùng tôm vào cùng nước cốt chanh, nước mắm, riềng, sả và rau mùi.
Đun sôi nồi nước lẩu, thêm cà chua, nấm vào nấu thêm 10-15 phút.
Cuối cùng thêm tôm sú vào, nếu thêm 7-10 phút cho tôm sú chín. Đổ nồi nước lẩu Tháu chua cay ra nồi lẩu chuyên dụng rồi thưởng thức nhé! Nếu thích ăn thịt bò có thể nhúng thêm. Lưu ý, bạn có thể điều chỉnh độ chua, cay sao cho phù hợp với khẩu vị gia đình.
5. LẨU CÁ KHOAI
Nguyên liệu:
- Cá khoai: 1kg.
- Mực tươi: 500g (hoặc loại hải sản nào mà bạn thích)
- Xương ống heo: 500g.
- Cà chua: 200g.
- 100g hành lá.
- 100g thì là.
- Rau nhúng lẩu: 2 hộp rau mầm
- Hành củ, me chua, nước mắm, ớt, bột nêm, muối, dầu ăn.
Thực hiện:
Bước 1: Xương ống heo chặt miếng, rửa sạch, cho vào nồi nước có pha chút muối đun sôi khoảng 2 phút. Sau đó đổ phần nước luộc xương đi, rửa lại xương trong nước lạnh cho thật sạch cho xương hết chất bẩn và mùi hôi. Tiếp theo, cho xương đã rửa sạch vào nồi hầm nhừ lấy nước dùng nấu lẩu.
Cá khoai làm sạch, ngâm trong nước muối loãng khoảng 30 phút để khi nấu cá không bị nát. Sau đó vớt cá ra rổ cho ráo, dùng dao cắt cá làm đôi và xếp ra đĩa.
Mực tươi làm sạch, rửa sơ với chút rượu trắng cho khỏi tanh, để ráo, cắt miếng, xếp ra đĩa.
Rau nhúng lẩu bạn có thể sử dụng nhiều loại rau như rau cần, cải cúc… tùy thích. Nhưng loại rau nhúng kèm cho món lẩu cá khoai Vũng Tàu là rau cải mầm. Rau mầm nhặt bỏ những ngọn dập nát, rửa sạch, ngâm trong nước muối loãng 20 phút. Sau đó vớt ra rổ cho ráo, khi ăn cho rau ra đĩa.
Hành lá, thì là bỏ rễ, nhặt bỏ những cọng giập, vàng úa, rửa sạch, xắt khúc. Chừa lại khoảng 1 nhánh thì là, 1 nhánh hành lá xắt nhuyễn.
Cà chua rửa sạch, bổ múi. Hành củ bóc vỏ, rửa sạch, đập giập, bằm nhỏ.
Me ngâm nước nóng khoảng 5 phút cho mềm, sau đó cho qua rây dầm lấy phần thịt me.
Bắc nồi lên bếp, thêm 2 thìa dầu ăn. Dầu nóng cho hành của đã bằm nhỏ ở trên vào phi thơm, tiếp đó cho cà chua vào xào chín. Khi cà mềm cho nước hầm xương heo ở trên vào đun sôi. Khi nước sôi nêm chút bột nêm, nước mắm, phần thịt me ở trên, ớt sao cho vừa vị chua chua cay cay là được. Tắt bếp, cho nước lẩu ra nồi nấu lẩu, thêm chút hành thì là xắt nhỏ ở trên.
Khi ăn xếp các loại nguyên liệu cá, mực, rau nhúng lẩu, hành lá, thì là, nước mắm ớt ra bàn. Đặt nồi lẩu ở giữa, khi nước lẩu sôi bạn thả sôi thả mực, cá khoai vào nồi. Nước sôi trở lại cho rau vào nhúng chín, chấm kèm chút nước mắm ớt cay nồng.
Thịt cá khoai chín mềm, trong suốt, cảm nhận được miếng cá khoai mềm tan trên đầu lưỡi khi ăn. Vị ngọt thanh đặc trưng của cá khoai và mực tươi quyện cùng chút chua dịu, cay cay của nước lẩu thực sự tạo hấp dẫn bạn.
Chúc các bạn thành công!