Chưa quên phiên giao dịch VN-Index bị giảm 17 điểm, nhà đầu tư lại giật mình vì VN-Index bất ngờ đảo chiều tăng.
Sàn thành phố Hồ Chí Minh
Tuần trước, nhà đầu tư lo ngại khi VN-Index bị kéo tụt điểm không lý do. Chỉ số này đã giảm tới 17 điểm chỉ trong một phiên. Vừa kịp bình tâm trở lại sau “cú sốc”, nhà đầu tư đã lại giật mình khi VN-Index đảo chiều tăng trở lại.
Đà tăng nhẹ của phiên đầu tuần không hỗ trợ nhiều cho tâm lý nhà đầu tư. Mở cửa phiên giao dịch sáng nay, VN-Index giằng co mạnh với chiến thắng tạm thời thuộc về đà giảm. Giao dịch ảm đạm, thanh khoản lùi về mức rất thấp khiến nhà đầu tư càng thận trọng hơn với túi tiền của mình.
Sau hơn 30 phút, VN-Index bất ngờ tăng trở lại khi lực cung giá thấp được hạn chế và lực cầu giá xanh mạnh dạn hơn. Dù vậy, hết đợt 1, VN-Index cũng chỉ khiêm tốn tăng 0,93 điểm. Sau đó, đà tăng tiếp tục được thử thách.
Tới phiên chiều, VN-Index vẫn giữ tốc đọ tăng nhè nhẹ. Tuy nhiên, sắp đến thời điểm kết phiên, VN-Index bất ngờ tăng vọt. Đà tăng mạnh được duy trì. Đóng cửa phiên giao dịch 21/10, VN-Index tăng 11,31 điểm, tương ứng 1,92% và đóng cửa ở mức 600,55 điểm. VN-Index đã chinh phục thành công ngưỡng 600 điểm.
Dù nhà đầu tư mạnh tay hơn vào cuối phiên nhưng thanh khoản không biến động mạnh. Tổng khối lượng giao dịch đạt 87.101.770 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 1.774,61 tỷ đồng, tăng rất nhẹ so với hôm qua và đứng ở mức thấp. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 6.625.970 cổ phiếu, tương ứng 182,2 tỷ đồng, giảm nhẹ về khối lượng nhưng tăng nhẹ về giá trị. Toàn sàn ghi nhận 102 mã tăng giá, 81 mã đứng giá và 100 mã giảm giá.
VN30-Index tăng nhẹ hơn VN-Index rất nhiều. Kết thúc phiên giao dịch ngày 21/10, VN30-Index tăng 5,72 điểm, tương ứng 0,91% dừng ở mức 633,81 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 36.053.010 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 821,34 tỷ đồng, giảm khoảng 57% so với cuồi tuần trước. Dòng tiền đang có xu hướng hướng rời blue-chip chuyển sang cổ phiếu nhỏ. Nhóm VN30-Index có 13 mã tăng giá, 11 mã đứng giá và 6 mã giảm giá.
Blue-chip tăng khá mạnh. PVD là mã đi lên đáng kể nhất. PVD tăng 3.500 đồng/CP lên 92.000 đồng/CP. KDC tăng 2.000 đồng/CP lên 59.500 đồng/CP. VIC tăng 1.900 đồng/CP lên 48.900 đồng/CP. VNM tăng 1.000 đồng/CP lên 107.000 đồng/CP. MSN tăng 500 đồng/CP lên 80.000 đồng/CP. SSI tăng 300 đồng/CP lên 28.900 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, blue-chip giảm rất nhẹ. PPC giảm 200 đồng/CP xuống 23.600 đồng/CP. EIB giảm 200 đồng/CP xuống 11.900 đồng/CP. CII giảm 200 đồng/CP xuống 19.400 đồng/CP. STB giảm 100 đồng/CP xuống 18.300 đồng/CP. CSM giảm 100 đồng/CP xuống 45.500 đồng/CP.
Hôm nay, GAS có vai trò lớn trong việc thúc đẩy thị trường bứt phá. Mặc dù đầu phiên nhích lên đôi chút nhưng cuối phiên GAS bất ngờ tăng trần. GAS tăng 7.000 đồng/CP lên 109.000 đồng/CP. Trên bảng giao dịch điện tử, bên dư bán GAS hoàn toàn trống trơn.
Ảnh minh họa
Sàn Hà Nội
Không có “thủ lĩnh” GAS như sàn thành phố Hồ Chí Minh, các chỉ số trên sàn Hà Nội vẫn đi xuống. Chốt phiên giao dịch 21/10, HNX-Index giảm 0,28 điểm, tương ứng 0,32% và đóng cửa ở mức 87 điểm. Thanh khoản trên sàn Hà Nội tiếp tục đi lùi.
Tổng khối lượng giao dịch trên sàn Hà Nội đạt 45.680.314 cổ phiếu, tương ứng 626,67 tỷ đồng, giảm khoảng 20% và đứng ở mức rất thấp. Khối lượng giao dịch thỏa thuận đạt 4.226.995 cổ phiếu, tương ứng 32,67 tỷ đồng, vẫn đứng ở mức thấp. Toàn sàn ghi nhận 80 mã tăng giá, 61 mã đứng giá và 126 mã giảm giá.
HNX30-Index có tốc độ giảm tương tự HNX-Index. Chốt phiên ngày 21/10, HNX30-Index giảm 0,55 điểm, tương ứng 0,32% và đóng cửa ở mức 173,34 điểm. Khối lượng giao dịch trong nhóm HNX30-Index đạt 25.134.400 cổ phiếu, tương ứng giá trị giao dịch 355,38 tỷ đồng. Trong nhóm ghi nhận 5 mã tăng giá, 10 mã đứng giá và 15 mã giảm giá.
Blue-chip trên sàn Hà Nội giao dịch khá èo uột. Các mã giảm giá có biên độ rộng hơn các mã tăng giá. LAS là blue-chip rơi mạnh nhất khi giảm 1.000 đồng/CP xuống 31.500 đồng/CP. TCT giảm 1.000 đồng/CP xuống 82.000 đồng/CP. PVC giảm 900 đồng/CP xuống 30.300 đồng/CP. PGS giảm 600 đồng/CP xuống 33.700 đồng/CP.
Ở chiều ngược lại, blue-chip tăng rất nhẹ. DXP tăng 500 đồng/CP lên 43.000 đồng/CP. AAA tăng 100 đồng/CP lên 15.600 đồng/CP. EID tăng 100 đồng/CP lên 13.200 đồng/CP. HUT tăng 100 đồng/CP lên 11.100 đồng/CP.