Người dân Đắc Sở "canh" phật thủ hơn canh vàng

Ngày 28/01/2016 09:56 AM (GMT+7)

Phật thủ to và đẹp đã được khách đặt trước Tết Nguyên đán hơn 2 tháng. Thời điểm cận Tết như bây giờ, người dân có tiền cũng khó mà mua.

Quả phật thủ (quả tay Phật) có ý nghĩa tâm linh đặc biệt và là biểu tượng của sự may mắn, bình an. Hình dáng phật thủ như những ngón tay Phật, hương thơm thoang thoảng, dịu nhẹ đưa khắp phòng mang lại sự ấm cúng và an nhiên cho mỗi gia đình.

Người dân Đắc Sở quot;canhquot; phật thủ hơn canh vàng - 1

Phật thủ không chỉ đẹp mà còn thơm rất lâu

Dịp Tết, người dân thường tìm mua phật thủ để về bày mâm ngũ quả. Theo truyền thống, mâm ngũ quả của người Việt luôn có đủ 5 loại quả, tương ứng với 5 màu theo ngũ hành: kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ.

Phật thủ tượng trưng cho hành Thổ (màu vàng) được đặt trang trọng ở giữa mâm, như hội tụ tinh hoa, phước lành của trời đất và thần linh.

Người dân Đắc Sở quot;canhquot; phật thủ hơn canh vàng - 1

Khi phật thủ còn xanh.

Phật thủ gần Tết giá khá cao. Chị Trần Thị Lành – bán phật thủ tại chợ Nguyễn Công Trứ cho biết: “Trung bình quả vừa 120 nghìn, quả to hơn thì 200 nghìn, 300 nghìn tuỳ mỗi quả. Còn những quả đắt tiền, vài triệu, có khi lên tới hơn chục triệu đâu tới lượt mình, khách tự tìm đến nhà vườn để chọn và mua rồi”.

Người dân Đắc Sở quot;canhquot; phật thủ hơn canh vàng - 1

Nhà vườn Biên Hường tại xã Đắc Sở, Hoài Đức, Hà Nội

Chủ vườn Biên Hường (xã Đắc Sở, huyện Hoài Đức, Hà Nội) tâm sự:“Nhà tôi trồng khoảng gần 500 gốc phật thủ, trừ tiền mua cây giống, phân bón, chăm sóc đến khi thu hoạch xong và bán hết là thu tiền lãi được vài trăm triệu, tuỳ thuộc vào năm đó quả nhiều hay ít, đẹp hay xấu... Còn những quả hỏng, quả dập sẽ được gom lại và bán rẻ cho nhà thuốc".

Người dân Đắc Sở quot;canhquot; phật thủ hơn canh vàng - 1

Phật thủ trĩu trịt quả nom “đã” mắt

Phật thủ không phải mới trồng đã có thể thu hoạch, người dân phải đổ nhiều mồ hôi công sức chăm nom , từ 1,5 -2 năm mới có thể thu hoạch được.

Chủ vườn chia sẻ: “Nhà tôi huy động tất cả vợ chồng con cái mà không làm hết việc, vẫn phải thuê thêm nhân công bên ngoài. Phật thủ đòi hỏi phải được chăm bón, phun thuốc và để ý thường xuyên. Vườn quây hàng rào thép gai, có người canh cẩn thận 24/24 giờ, sểnh ra là bị vặt trộm hết. Công sức và thời gian bỏ ra chăm phật thủ còn hơn chăm con mọn, vất vả không biết bao nhiêu mà kể”.

Vì vậy theo người dân Đắc Sở, số tiền lãi họ thu về không phải là nhiều, chỉ hơn trồng lúa, ngô, khoai, sắn mà thôi.

Người dân Đắc Sở quot;canhquot; phật thủ hơn canh vàng - 5

Các gia đình tại Đắc Sở chỉ chuyên bán buôn phật thủ.

Các gia đình tại Đắc Sở nói “không” với bán lẻ, họ chỉ bán cho khách lấy buôn, đánh ô tô tới gom hàng mang đi. Những người bán phật thủ gánh rong hầu như chưa bao giờ được ngắm những quả Phật thủ cỡ đại, đẹp và đắt tiền, họ chỉ mua lại hàng từ mối lớn. Bởi những quả đó đã được khách "xịn" đặt mua ngay tại vườn vào thời điểm trước Tết vài tháng.

“Như báo chí đưa là đúng đấy, những quả phật thủ to đẹp chúng tôi bán từ 8-10 triệu mà không có hàng để bán. Khách đến tận vườn mua trước Tết 2 tháng. Họ cọc trước 50% tiền, đến sát Tết họ tới mang phật thủ về sẽ thanh toán nốt số tiền còn lại. Những quả một vài triệu thì vườn tôi nhiều lắm", chủ vườn nói.

Giá lấy buôn phật thủ tại Đắc Sở trung bình 50 nghìn/quả bé và 70 nghìn/quả to. Qua các mối buôn, tiểu thương nhỏ lẻ, đến tay khách hàng phật thủ có giá…không cố định. Giá phụ thuộc vào tâm lý khách hàng, một khi đã thích người dân sẵn sàng mua mà không cần đắn đo nhiều.

Theo Ngọc Hoa
Nguồn: Gia đình & Xã hội

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Cây cảnh Tết