10 câu trắc nghiệm cách học tập qua khả năng nghe hiểu cho trẻ 12-18 tuổi

Kiều Trang - Ngày 09/08/2023 09:16 AM (GMT+7)

Trong trường hợp các câu hỏi đề cập đến những tình huống chưa từng xảy ra với trẻ, trẻ hãy dùng kinh nghiệm để dự đoán thử cách mà mình sẽ phản ứng. Trẻ thường xuyên làm những điều này đến mức nào?

1. Khi tìm hiểu về địa điểm du lịch, trẻ sẽ nói chuyện những người đã từng đi đến nơi đó để hỏi thăm thông tin và nghe họ chia sẻ kinh nghiệm

A. Không bao giờ

B. Không thường xuyên lắm

C. Trung bình

D. Đa số thời gian

E. Luôn luôn

2. Đối với trẻ, tiêu chí quan trong để lựa quán cà phê là gu âm nhạc và chất lượng âm thanh

A. Không bao giờ

B. Không thường xuyên lắm

C. Trung bình

D. Đa số thời gian

E. Luôn luôn

3. Trẻ thích nghe podcast

A. Không bao giờ

B. Không thường xuyên lắm

C. Trung bình

D. Đa số thời gian

E. Luôn luôn

4. Khi dùng google map, trẻ thường phải mở giọng nói hướng dẫn

A. Không bao giờ

B. Không thường xuyên lắm

C. Trung bình

D. Đa số thời gian

E. Luôn luôn

5. Khi mua một chiếc điện thoại mới, trẻ hỏi chuyện những người đã dùng loại tương tự để tham khảo thêm thông tin

A. Không bao giờ

B. Không thường xuyên lắm

C. Trung bình

D. Đa số thời gian

E. Luôn luôn

6. Giả sử trẻ có vấn đề về sức khỏe, trẻ sẽ thích bác sĩ nói cho trẻ nghe chi tiết về tình hình sức khỏe của mình hơn là tự đọc sách về căn bệnh đó

A. Không bao giờ

B. Không thường xuyên lắm

C. Trung bình

D. Đa số thời gian

E. Luôn luôn

7. Nếu muốn học cách sử dụng một phần mềm mới, trẻ thường nhờ ai đó hướng dẫn trực tiếp

A. Không bao giờ

B. Không thường xuyên lắm

C. Trung bình

D. Đa số thời gian

E. Luôn luôn

8. Khi cần học thuộc lòng một cái gì đó, trẻ đọc to nó lên nhiều lần

A. Không bao giờ

B. Không thường xuyên lắm

C. Trung bình

D. Đa số thời gian

E. Luôn luôn

9. Trẻ thích nghe sách nói

A. Không bao giờ

B. Không thường xuyên lắm

C. Trung bình

D. Đa số thời gian

E. Luôn luôn

10. Trong lúc học, trẻ thích các hoạt động thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi, để mình có thể trao đổi, nói chuyện và nghe người khác nói

A. Không bao giờ

B. Không thường xuyên lắm

C. Trung bình

D. Đa số thời gian

E. Luôn luôn

Xem kết quả

Cách tính điểm: điểm số cuối cùng được tính bằng trung bình cộng của 10 câu. 

Theo thống kê của nhóm nghiên cứu về phong cách học tập, đa phần con người mạnh từ hai phong cách học tập trở lên. Có khoảng 54.7% số người mạnh phong cách học tập bằng thính giác giác kết hợp với một vài phong cách khác. 

Nếu thuộc những người mạnh khi học bằng thính giác, đừng hiểu lầm rằng mình chỉ nhớ tốt nếu được nghe. Thật ra, thính giác còn đi liền với việc trò chuyện và trao đổi. Do đó, người thuận phong cách học tập này sẽ học tốt thông qua việc nghe – nói.

Trẻ hãy lưu ý một số điều sau để có thể sử dụng thế mạnh của bản thân tốt hơn:

- Thường xuyên học bằng phương pháp thảo luận và trao đổi nhóm

- Để phát triển ý tưởng về một chủ đề nào đó, hãy thử tranh biện với bạn bè

- Ghi âm bài giảng và nghe lại những lúc rảnh rỗi; hoặc nghe podcast để học về các chủ đề mới

- Khi cần học thuộc lòng, đọc to lên sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn.

- Khi học ngoại ngữ, bắt đầu bằng việc học nghe sẽ giúp trẻ tiến bộ nhanh hơn, đặc biệt nếu có kết hợp giao tiếp với người khác

- Tham gia các câu lạc bộ thuyết trình, hùng biện, MC, làm radio… sẽ giúp trẻ phát triển khả năng nói trước đám đông, phát triển sự tự tin

- Sưu tập các album tiếng ồn trắng (white noise), nhạc Baroque để nghe trong lúc học có thể tăng khả năng tập trung

- Khi mua tai nghe, hãy chọn các tai nghe có chức năng Ambient Sound (chế độ âm thanh xung quanh) để có thể tận hưởng âm nhạc mình đang nghe mà cũng không bỏ lỡ các âm thanh khác. Hoặc trong trường hợp không nghe nhạc, Ambient Sound vẫn có ích khi giúp trẻ kiểm soát các âm thanh khác ở mức độ phù hợp để hỗ trợ việc tập trung của mình.

- Luôn có sẵn nút tai chống ồn trong giỏ sách để sử dụng khi cần.

- Do mạnh về phong cách nghe – nói, nên đôi khi trẻ sẽ gặp những người không mạnh về phong cách này. Và trong các trường hợp đó, việc nghe – nói quá nhiều sẽ khiến đối phương mất năng lượng nhanh hơn bạn. Do đó, hãy quan sát biểu cảm và phản ứng của người đối diện trong các cuộc đối thoại để nhận ra kịp thời khi nào họ mệt và có những thay đổi kịp thời. 

Nếu mạnh nhiều phong cách học tập, trẻ có thể kết hợp nhiều kiểu học khác nhau để bổ sung sở trường và sở đoản của từng phong cách. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 5,1% người chỉ mạnh mỗi phong các học tập bằng thính giác.

Trong trường hợp đó, hãy để ý khi trẻ cần phải học chung hoặc giao tiếp với người khác. Với những người không mạnh phong cách này, việc nghe – nói quá nhiều sẽ khiến đối phương mất năng lượng nhanh hơn trẻ.

Do đó, hãy quan sát biểu cảm và phản ứng của người đối diện trong các cuộc đối thoại để nhận ra kịp thời khi nào họ mệt và có những thay đổi kịp thời. Nếu cần, trẻ nhớ quan sát kỹ và điều chỉnh tốc độ nói cho phù hợp với tốc độ nói của người đối diện.

10 câu trắc nghiệm cách học tập qua khả năng nghe hiểu cho trẻ 12-18 tuổi - 1

Bài viết có sự tư vấn của Thạc sĩ Tâm lý học Hồ Tâm Đan - Chuyên viên Tâm lý trị liệu tại Phòng khám Menthy.

10 câu trắc nghiệm nhận diện cách học qua khả năng nghe cho trẻ 12-18 tuổi
Trong trường hợp các câu hỏi đề cập đến những tình huống chưa từng xảy ra với trẻ, trẻ hãy dùng kinh nghiệm để dự đoán thử cách mà mình sẽ phản ứng. Trẻ thường xuyên làm những điều này đến mức nào?

Trắc nghiệm IQ EQ

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Trắc nghiệm IQ EQ