Khi thời tiết chuyển mùa, trẻ dễ ốm vì 4 nguyên nhân chính, bố mẹ nên biết sớm và phòng ngừa cho con.
Vào mùa thu đông, thời tiết dần trở nên mát mẻ hơn, khi chúng ta thoát khỏi cái nóng oi bức của mùa hè, tinh thần cũng sảng khoái. Tuy nhiên, một số bố mẹ lúc này lại lo lắng con dễ ốm vặt khi thời tiết chuyển mùa.
Vì sao trẻ hay bị ốm vào mùa thu?
Thay đổi khí hậu và môi trường
Khi mùa thu đến, khí hậu sẽ có những thay đổi lớn, chẳng hạn như nhiệt độ sẽ dần hạ xuống, độ ẩm không khí cũng bắt đầu giảm, trở nên khô hơn, sự chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và tối cũng sẽ khiến cơ thể trẻ trở nên khó chịu, nhạy cảm hơn.
Nếu trẻ không thích nghi tốt với biến đổi khí hậu sẽ dễ bị bệnh. Ví dụ, nhiệt độ hạ thấp và không khí khô có nhiều khả năng gây ra các bệnh về đường hô hấp ở trẻ.
Virus lây lan nhiều hơn
Vào mùa thu, không chỉ chúng ta mà các yếu tố gây bệnh cũng cảm thấy “rất vui”.
Thời điểm này, sự lây lan của các loại virus sẽ trở nên nhanh hơn như cúm, rotavirus,..
Trường hợp, sức đề kháng của trẻ tương đối yếu, dễ bị bệnh khi bị các loại virus này tấn công.
Thời điểm chuyển mùa khiến trẻ dễ ốm vặt.
Chế độ ăn uống không hợp lý
Mùa thu là mùa thu hoạch, các loại đồ ăn ngon, trai cây, rau xanh...
Do nhiệt độ tương đối thấp, nếu bố mẹ không chú ý đến chế độ ăn uống của con trong thời điểm này, ăn nhiều thực phẩm sống, lạnh,... có thể khiến trẻ bị bệnh.
Không uống đủ nước
Thời tiết hanh khô vào mùa thu sẽ đẩy nhanh quá trình mất độ ẩm trong da và cơ thể, nên việc cấp nước là rất quan trọng.
Nếu trẻ không được cung cấp nước đúng cách dẫn đến cơ thể thiếu nước, từ đó ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và chức năng miễn dịch, khiến cơ thể dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn.
Ngoài việc khuyến khích trẻ uống nhiều nước ấm mỗi ngày, bố mẹ cũng có thể nấu một số món súp bổ dưỡng, nhằm cung cấp nước, dinh dưỡng thông qua thức ăn.
Ngoài ra, mùa thu còn có nhiều trái cây và rau quả, trẻ ăn nhiều trái cây như táo, lê, nho, các loại rau như rau bina, cần tây, cà chua... giúp tăng đề kháng tốt hơn.
Chuyên gia gợi ý 3 loại trái cây nên cho trẻ ăn nhiều hơn vào mùa thu
Các chuyên gia dinh dưỡng thường nhấn mạnh, vào mùa thu, trẻ nên ăn nhiều trái cây giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường khả năng miễn dịch.
Sau mùa thu, thời tiết hanh khô, khả năng miễn dịch của trẻ tương đối thấp. Lúc này, nếu cho trẻ ăn những loại trái cây này một cách hợp lý thì chỉ số sức khỏe của trẻ sẽ cao hơn.
Quả lê
Lê là một trong những loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất quan trọng, glucose, axit trái cây, chất xơ, vitamin tổng hợp và các chất dinh dưỡng khác. Chúng có chức năng thúc đẩy chất lỏng cơ thể và làm dịu cơn khát, giữ ẩm cho phổi và loại bỏ tình trạng khô, giảm ho và đờm, được cho là cách tốt để giải quyết những khó chịu.
Ngoài ra, lê còn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và tăng cảm giác thèm ăn. Có thể nói đây là loại trái cây được lựa chọn hàng đầu cho những người dễ mắc bệnh vào mùa thu.
Trẻ ăn trái cây cung cấp dưỡng chất quan trọng.
Cam
Người xưa cho rằng, cam có tác dụng giảm nội nhiệt, mùa thu là mùa dễ bị nội nhiệt. Đồng thời, mùa thu cũng là thời điểm cam được thu hoạch.
Cam chứa một lượng lớn vitamin C. Nói đến vai trò của vitamin C thì chắc hẳn ai cũng biết nó có vai trò rất lớn trong việc nâng cao khả năng miễn dịch.
Đồng thời, cam có vị chua ngọt, mềm và mọng nước nên được trẻ em yêu thích. Ngoài ra, sau khi chế biến như hấp, cam được cho là có tác dụng tiêu đờm, dưỡng ẩm cho phổi.
Kiwi
Giá trị dinh dưỡng của quả kiwi rất cao và cũng được công nhận là một trong những loại trái cây lành mạnh.
Kiwi chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất, axit folic, progesterone, inositol tự nhiên..., giúp duy trì các chức năng sinh lý bình thường và đóng vai trò tích cực trong sự phát triển khỏe mạnh của trẻ.
Đồng thời, quả kiwi còn có tác dụng dưỡng ẩm, làm giảm cảm giác khó chịu do khô da vào mùa thu.
Ngoài việc cho trẻ ăn nhiều trái cây, muốn con ít ốm đau, mẹ nên làm 3 điều
Chú ý vệ sinh cá nhân
Các chuyên gia y tế nhắc nhở cách tối ưu để ngăn ngừa bệnh tật cho trẻ, đó là chú ý vệ sinh cá nhân.
Ví dụ, rửa tay thường xuyên, hạn chế chạm vào các thiết bị ở nơi công cộng... có thể làm giảm nguy cơ trẻ bị nhiễm nguồn gây bệnh. Nếu không có sự xâm nhập của các nguồn gây bệnh thì trẻ khó ốm vặt.
Chú ý vệ sinh cá nhân.
Chú ý đến khả năng chống gió và giữ ấm
Vào đầu mùa thu, chênh lệch nhiệt độ giữa buổi sáng và tối tương đối lớn, vì vậy hãy nhớ làm tốt việc giữ ấm cho trẻ.
Ngoài ra, gió vào mùa thu đôi khi có thể rất mạnh. Nếu có quá nhiều gió luồng vào nhà, trẻ có thể sẽ bị ốm.
Vì vậy, mẹ hãy chú ý giữ ấm cho trẻ để đảm bảo sức khỏe, nhất là khi mặc quần áo khi nhiệt độ cao và thêm bớt quần áo khi nhiệt độ thấp.
Miền Nam: Đồ mặc hàng ngày + áo khoác mỏng + quần dài.
Miền Bắc: Đồ mặc hàng ngày + áo nỉ + áo khoác + quần dài + mũ.
Hãy chú ý đến việc tăng cường vận động
Thực tế, cơ thể cường tráng là nền tảng để chống lại sự nhập từ virus gây bệnh bên ngoài.
Vì vậy, bố mẹ nên tích cực khuyến khích trẻ tăng cường vận động hàng ngày, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể thông qua tập thể dục, từ đó tăng cường khả năng miễn dịch, xây dựng tuyến phòng thủ vững chắc, giúp trẻ khỏe mạnh, ít ốm đau.
Mặc dù thời tiết mùa thu giúp chúng ta dễ chịu nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khiến trẻ bị ốm. Vì vậy, khi chăm sóc con, bố mẹ vẫn cần quan tâm cẩn thận, để đảm bảo sức khỏe và trải qua giai đoạn này một cách an toàn.
Khuyến khích trẻ vận động, vui chơi ngoài trời khi thời tiết ấm.