Có 3 phương pháp ngăn ngừa cảm lạnh, giúp trẻ duy trì sức khỏe và sự thoải mái trong mùa đông.
Vào những ngày đông, không khí lạnh thường xuyên ập đến, khiến trẻ dễ ốm vặt, trong đó cảm lạnh là một trong những vấn đề phổ biến nhất.
Theo thống kê, trẻ em có hệ miễn dịch chưa hoàn thiện rất dễ bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh, và cảm lạnh có thể khiến trẻ khó chịu, ăn uống kém, ảnh hưởng đến việc học tập cũng như vui chơi.
Tuy nhiên, cảm lạnh vẫn có thể được ngăn ngừa bằng các biện pháp thích hợp, giúp trẻ duy trì sức khỏe và sự thoải mái trong mùa đông. Theo các chuyên gia, mấu chốt nằm ở 3 điểm quan trọng, bố mẹ nên lưu ý.
Môi trường sống trong lành
Nhiệt độ, độ ẩm môi trường thích hợp và sự lưu thông không khí trong nhà rất hiệu quả để ngăn ngừa cảm lạnh ở trẻ. Chức năng của trung tâm điều hòa nhiệt độ trẻ nhỏ kém hơn so với người lớn. Nếu nhiệt độ phòng quá cao, khả năng chống chịu lạnh của cơ thể sẽ bị suy yếu, dễ làm tăng nguy cơ bị cảm lạnh. Vì vậy, bố mẹ nên chú ý đến nhiệt độ, độ ẩm và độ thông thoáng của môi trường trong nhà để giảm lây nhiễm khuẩn.
Hãy chú ý giữ nhiệt độ phòng tương đối ổn định. Vào mùa đông, sự lưu thông không khí trong nhà kém, nên bật máy sưởi hoặc điều hòa ở nhà, duy trì nhiệt độ phòng ở khoảng 20°C.
Chú ý môi trường sống trong nhà.
Nên mở cửa sổ thường xuyên để thông gió, không ít hơn 2 lần một ngày, mỗi lần không dưới 20 phút, để duy trì sự lưu thông không khí trong lành, nhưng tránh gió thổi ngang trực tiếp vào trẻ. Mẹ có thể đặt một chiếc khăn ướt lên bộ tản nhiệt, hoặc sử dụng máy tạo độ ẩm để giữ độ ẩm trong nhà ở mức 50% đến 60%.
Khi mặc thêm quần áo cho trẻ, nên chú ý nguyên tắc hợp lý, từng bước một, tránh mặc quá nhiều lớp cùng một lúc. Đồng thời, nên quan tâm đến sự thay đổi chênh lệch nhiệt độ giữa sáng và tối, trong nhà và ngoài trời, bổ sung hoặc cởi bỏ quần áo cho trẻ kịp thời để tránh bị cảm khi trời nóng, lạnh.
Vận động vừa phải
Tập thể dục là một cách tuyệt vời để ngăn ngừa cảm lạnh. Khi thời tiết mùa đông trở lạnh, vẫn nên khuyến khích trẻ vận động ngoài trời vào thời điểm thích hợp để da, khoang mũi và các bộ phận khác có cơ hội cảm nhận được sự thay đổi của nhiệt độ không khí.
Việc này giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện hệ miễn dịch, cơ thể trẻ thích nghi tốt hơn với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Tuy nhiên, đừng mở cửa sổ hoặc đưa con ra ngoài tập thể dục chỉ vì trời lạnh. Thay vào đó, hãy chọn những thời điểm thích hợp, như khi trời nắng nhiều và gió nhẹ, để đảm bảo trẻ có trải nghiệm vui vẻ và an toàn.
Tham gia các hoạt động ngoài trời, như đi bộ, chơi đùa trong công viên hoặc tham gia các trò chơi thể thao nhẹ nhàng, sẽ giúp trẻ hòa mình vào thiên nhiên từ 30 phút đến 1 giờ.
Đưa trẻ ra ngoài trời vận động khi thời tiết ấm lên.
Ngoài ra, một biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả để ngăn ngừa cảm lạnh là rửa mặt cho trẻ bằng nước lạnh. Hành động này giúp trẻ cảm thấy sảng khoái, tăng cường khả năng thích ứng của niêm mạc mũi với không khí lạnh.
Nước lạnh kích thích tuần hoàn máu và giúp cơ thể trẻ làm quen với sự thay đổi nhiệt độ, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh hô hấp. Tuy nhiên, nên thực hiện từng bước tùy theo độ tuổi của trẻ. Đối với trẻ nhỏ, bắt đầu bằng cách sử dụng nước ấm để rửa mặt, sau đó dần dần chuyển sang nước lạnh khi trẻ đã quen.
Bên cạnh đó, hãy khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động thể chất trong nhà nếu thời tiết quá lạnh. Những bài tập thể dục đơn giản như nhảy, chạy tại chỗ... giúp trẻ giữ ấm và tăng cường sức khỏe. Nhằm tạo cơ hội cho trẻ vận động, giải tỏa năng lượng, căng thẳng và cải thiện tâm trạng trong những ngày đông.
Chú ý rửa tay cho trẻ thương xuyên
Vì vi-rút cảm lạnh thường bám vào một số đồ vật mà trẻ thích chạm vào, vì vậy vệ sinh cá nhân là điều quan trọng để ngăn ngừa cảm lạnh. Trẻ nên rửa tay kỹ sau khi chơi và trước khi ăn, hình thành thói quen rửa tay thường xuyên. Việc này giúp loại bỏ vi khuẩn và virus, tạo ra ý thức tự chăm sóc sức khỏe cho trẻ từ nhỏ.
Rửa tay để ngừa cảm lạnh thoạt nhìn có vẻ đơn giản nhưng thực tế lại rất hiệu quả. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc rửa tay đúng cách có thể giảm đáng kể nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm, bao gồm cả cảm lạnh. Trong mùa dễ bị cảm lạnh, bố mẹ nên thận trọng khi đưa trẻ đến những nơi công cộng, như trường học, siêu thị hay các khu vui chơi, nơi có thể tiếp xúc với nhiều người khác. Hãy dạy trẻ cách rửa tay với xà phòng ít nhất 20 giây, chú ý đến các vùng như lòng bàn tay, đầu ngón tay và giữa các ngón tay.
Chú ý rửa tay cho trẻ thương xuyên.
Khi tiếp xúc với những người bị cảm lạnh, nên đeo khẩu trang và rửa tay ngay sau đó. Việc này bảo vệ trẻ, ngăn ngừa sự lây lan của virus trong cộng đồng. Ngoài ra, thường xuyên giặt sạch gối, mền và các loại chăn ga gối đệm khác, phơi khô dưới nắng và khử trùng bằng tia cực tím dưới ánh nắng mặt trời cũng là những biện pháp hữu hiệu. Giữ cho ga trải giường khô ráo sẽ làm giảm sự tích tụ của vi trùng cảm lạnh, giúp không gian ngủ luôn sạch sẽ và an toàn.
Ngoài ra, khi trẻ mới bị cảm, hãy chú ý đến chế độ ăn uống hợp lý và bổ sung đủ lượng chất lỏng để duy trì sức khỏe. Nước, nước trái cây và súp giúp trẻ giữ ấm, hỗ trợ quá trình hồi phục. Đặc biệt, các loại thực phẩm giàu vitamin C như cam, quýt, và rau xanh cũng rất cần thiết để tăng cường sức đề kháng cho trẻ.
Nghỉ ngơi đầy đủ cũng là một yếu tố quan trọng trong việc giúp trẻ hồi phục nhanh chóng. Bố mẹ nên tạo một không gian yên tĩnh, thoải mái để trẻ có thể nghỉ ngơi mà không bị quấy rầy.
Hãy cố gắng ứng phó một cách bình tĩnh, không vội vàng, vì trạng thái tâm lý của bố mẹ cũng sẽ ảnh hưởng đến trẻ. Nếu trẻ có biểu hiện sốt, hắt hơi hoặc ho, hãy theo dõi tình trạng sức khỏe và đưa đến bệnh viện kịp thời nếu cần thiết. Đừng chờ đợi cho đến khi triệu chứng trở nên nghiêm trọng, việc can thiệp sớm có thể giúp trẻ nhanh chóng hồi phục.