3 câu nói cửa miệng của bố mẹ Việt khiến con thụt lùi nhưng không hề nhận ra

Thi Thi - Ngày 02/10/2023 13:40 PM (GMT+7)

Bố mẹ nên hạn chế nói với con những câu sau đây trong cuộc sống hàng ngày.

Từ khoảng 3 tuổi, trẻ bắt đầu thay đổi nhận thức, phát triển ý thức cá nhân mạnh mẽ hơn. Trẻ hiểu rằng bản thân mình là một cá nhân riêng biệt với tên, tuổi và những đặc điểm riêng. Trẻ có thể tự nhận biết mình là ai và có ý thức về vai trò, vị trí của mình trong gia đình. Vì vậy, lúc này trẻ dần đưa ra ý kiến, thậm chí đôi khi chống đối bố mẹ.

Thời điểm này, việc hướng dẫn, giao tiếp với con trở thành một nhiệm vụ quan trọng của bố mẹ. Tuy nhiên, không phải lúc nào cách dạy con cũng hiệu quả, đặc biệt là khi trẻ trở nên bướng bỉnh và không nghe lời.

Theo đó, các chuyên gia chỉ ra nguyên nhân nhiều trẻ trở nên 'nổi loạn', có thể xuất phát từ cách giao tiếp giữa bố mẹ và con cái. Nếu bố mẹ thường xuyên nói 3 câu sau đây thường sẽ không hiệu quả mà đôi khi vô tình khiến trẻ trở nên khó bảo hơn.

3 câu nói cửa miệng của bố mẹ Việt khiến con thụt lùi nhưng không hề nhận ra - 2

Cằn nhằn những điều nhỏ nhặt - ''Con ăn không xong thì không được chơi!''

Bố mẹ luôn khao khát mang đến những điều tốt đẹp nhất cho con. Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, thỉnh thoảng bố mẹ sẽ cằn nhằn những điều nhỏ nhặt.

Ví dụ như tình huống sau: Khi trẻ ăn quá ít, bố mẹ lo lắng rằng trẻ sẽ bị ốm, nên ép con ăn nhiều hơn ''Ăn không xong thì mẹ không cho đi chơi'' ''Chọn hoài một chiếc áo thế, vậy thì không đi chơi nữa''. Bố mẹ trở thành "chuyên gia kinh nghiệm" liên tục nhắc nhở trẻ về hậu quả nếu không nghe lời.

Tuy nhiên, phương pháp này dễ dẫn đến một vòng lặp: Bố mẹ cằn nhằn - con chống đối - bố mẹ cho rằng con không nghe lời, nên tăng sự cằn nhằn - con thêm chống đối... Kết quả cuối cùng là bố mẹ mệt mỏi, con cái ngày càng nổi loạn, khiến mối quan hệ trở nên căng thẳng.

Trong tâm lý học, có một khái niệm được gọi là "Hiệu ứng xuyên giới hạn", bắt nguồn từ trải nghiệm thực tế của nhà văn Mark Twain. Ông từng tham dự một buổi diễn thuyết, ban đầu ông cảm thấy nó rất thú vị, vì vậy ông quyết định quyên góp số tiền lớn. Tuy nhiên, sau 10 phút, diễn giả vẫn tiếp tục nói, Mark bắt đầu mất kiên nhẫn và quyết định chỉ đóng góp một số tiền nhỏ.

Khoảng 10 phút nữa trôi qua nhưng diễn giả vẫn không dừng lại, lần này Mark quyết định không đóng góp nữa. Khi diễn giả chuẩn bị kết thúc bài thuyết giảng và kêu gọi quyên góp, Mark đã không đóng góp một xu nào, mà còn lấy thêm hai xu từ đĩa quyên góp.

Đây là hiệu ứng vượt quá giới hạn nổi tiếng, ám chỉ tình trạng tâm lý bất ổn do bị kích thích quá mức và hành động kéo dài. Khi áp dụng hiện tượng tâm lý này vào việc giáo dục con cái, đứa trẻ dễ trở nên chống đối hơn, thay vì ngoan vâng lời.

3 câu nói cửa miệng của bố mẹ Việt khiến con thụt lùi nhưng không hề nhận ra - 3

3 câu nói cửa miệng của bố mẹ Việt khiến con thụt lùi nhưng không hề nhận ra - 4

Phàn nàn và đổ lỗi - “Nếu không phải tại con thì mẹ không mệt như này!''

Không ít trường hợp phụ huynh nói những câu phàn nàn như: "Nếu không có con thì bố mẹ đã ly hôn từ lâu rồi'' ''Bố mẹ làm việc vất vả kiếm tiền, vậy mà con có học cũng không xong'' ''Mẹ mất công làm bữa sáng, mà con chỉ ăn nhiêu đó thôi sao''... 

Chuỗi phương pháp này có thể được tóm tắt trong hai từ: Phàn nàn. Theo góc độ tâm lý đây là phương pháp nuôi dạy có thể gây ra sự oán giận, căng thẳng, mâu thuẫn giữa bố mẹ và con cái.

Vì những lời phàn nàn này không hợp lý từ mặt logic. Ví dụ, sự tồn tại của một cuộc hôn nhân không nên được quyết định bởi một đứa trẻ. Việc kiếm tiền không liên quan trực tiếp đến số điểm trong bài kiểm tra của con, vì bố mẹ vẫn phải làm việc chăm chỉ để nuôi con, cung cấp cho con các nhu cầu cơ bản như thức ăn, áo quần và nhà cửa.

Nhiều phụ huynh vẫn sử dụng phương pháp này bởi mong muốn con cái hiểu, trân trọng và thông cảm với sự vất vả của bố mẹ. Các chuyên gia giải thích, phương pháp giáo dục bằng cách phàn nàn giống như một con dao hai lưỡi.

Bởi việc bố mẹ phàn nàn là đang truyền cảm xúc tiêu cực cho trẻ, trẻ tự nhiên trở thành người trú ẩn cho cảm xúc không tốt của bố mẹ. Điều này không có lợi cho sự phát triển và sức khỏe sau này.

Theo thời gian, sẽ có hai kết quả xảy ra. Thứ nhất, trẻ có thể trở nên sống nội tâm, tự ti và cảm thấy bố mẹ gánh vác quá nhiều trách nhiệm cho vấn đề của mình, dẫn đến mất tự tin. Kết quả thứ hai là trẻ trở nên phản kháng, nổi loạn và cáu kỉnh, thậm chí đối đầu trước những phàn nàn của bố mẹ. 

3 câu nói cửa miệng của bố mẹ Việt khiến con thụt lùi nhưng không hề nhận ra - 5

3 câu nói cửa miệng của bố mẹ Việt khiến con thụt lùi nhưng không hề nhận ra - 6

Bố mẹ áp đặt những lo lắng vô hình lên trẻ - "Con không học giỏi như bạn thì không có trường nào nhận''

Nhiều chuyên gia cho biết, trẻ em ngày nay dường như phải sống trong một môi trường căng thẳng hơn, ngay từ khi mới chào đời. Nguyên nhân một phần do sự phát triển của xã hội, môi trường sống và các giáo dục của bố mẹ. Ví dụ, để trẻ đạt được kỳ vọng, nhiều phụ huynh xây dựng kế hoạch học tập căng thẳng hơn cho trẻ. 

Ví dụ câu nói như "Nếu con không học chăm chỉ ngay từ bây giờ, khi lên cấp 3 sẽ không có trường nào nhận'' hay ''Con không học không giỏi như bạn A thì sau này không tìm được việc đâu''... Những lo lắng, áp lực vô hình của bố mẹ, vô tình truyền sang con trẻ.

Hãy tưởng tượng đứa trẻ sống trong một môi trường như vậy hàng ngày, làm mọi việc phải sống rất cẩn trọng, không dám mắc phải bất kỳ sai lầm nhỏ nào, lâu dần áp lực càng tăng lên, trẻ dễ gặp những vẫn đề tâm lý hơn khi trưởng thành. 

Thực tế là, phàn nàn hay liên tục tạo ra cảm giác căng thẳng cho trẻ, đằng sau những phương pháp giáo dục này đều là mong muốn kiểm soát, hướng tiếp cận này có thể gây ra sự căng thẳng, áp lực không cần thiết cho trẻ em. Áp lực từ xã hội và học tập có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm kỳ thi quan trọng, đánh giá hiệu suất, sự so sánh với những người khác, từ các yêu cầu và kỳ vọng xã hội.

Hơn nữa, sự tiếp xúc không giới hạn với truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến có thể tạo ra áp lực để trẻ cảm thấy phải luôn phấn đấu, để đạt được tiêu chuẩn hoàn hảo và được chấp nhận xã hội.

Để giảm căng thẳng cho trẻ, bố mẹ được khuyên nên tạo ra một môi trường hỗ trợ, quan trọng là khuyến khích sự phát triển toàn diện của trẻ về sức khỏe tâm lý và xã hội.

3 câu nói cửa miệng của bố mẹ Việt khiến con thụt lùi nhưng không hề nhận ra - 7

Những câu nói khiến trẻ khó thành công khi lớn, nhiều bố mẹ đang thốt ra hàng ngày
Trẻ nhỏ dù rất nhanh quên nhưng cũng cực kỳ nhạy cảm, một số câu nói vô tình của bố mẹ có thể khiến trẻ bị tổn thương và nhớ mãi không quên.

Nuôi con khoẻ, dạy con khôn lớn

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Kiến thức dạy con