Chăm trẻ sơ sinh kiểu xưa và kiểu hiện đại, hoá ra đây mới là cách giúp con lớn lên khoẻ mạnh

Nguyễn Trang - Ngày 20/02/2023 06:55 AM (GMT+7)

Không có một quy chuẩn nào về cách nuôi dạy con, bố mẹ có thể linh hoạt để lựa chọn những điều phù hợp nhất cho đứa trẻ của mình.

Chăm trẻ sơ sinh kiểu xưa và kiểu hiện đại, hoá ra đây mới là cách giúp con lớn lên khoẻ mạnh - 1

Trong vấn đề giáo dục và chăm sóc con cái, bố mẹ cần biết chắt lọc những triết lý, kinh nghiệm đúng đắn, dựa trên kết quả khoa học và tình hình thực tế để từ đó đưa ra những phương pháp nuôi dạy con tốt nhất. Bởi vì, xã hội ngày càng đổi mới và tiến bộ, kho tàng tri thức cùng với túi khôn kinh nghiệm của bố mẹ lại có cơ hội được mở rộng ra và làm đầy hơn. 

Tuy nhiên vào mỗi thời kỳ khác nhau, tư tưởng nuôi dạy con của những ông bố bà mẹ cũng sẽ khác nhau. Sự tỉnh táo là trạng thái cần thiết để bố mẹ có thể đưa ra những quyết định sáng suốt, thay vì mù quáng tin theo lời mách bảo của người khác mà vô tình cản trở sự phát triển lành mạnh của trẻ nhỏ. Vậy giữa triết lý nuôi dạy con cũ và triết lý nuôi dạy con hiện đại, cái nào mới chuẩn lý thuyết khoa học và áp dụng vào thực tế hiệu quả? Cùng xem các chuyên gia nói gì qua 3 phương pháp nuôi dạy con sau đây.

Chăm trẻ sơ sinh kiểu xưa và kiểu hiện đại, hoá ra đây mới là cách giúp con lớn lên khoẻ mạnh - 2

Chăm trẻ sơ sinh kiểu xưa và kiểu hiện đại, hoá ra đây mới là cách giúp con lớn lên khoẻ mạnh - 3

Không cần tắm thường xuyên cho trẻ sơ sinh

Theo quan niệm cũ, trẻ sơ sinh rất sạch sẽ, bởi vì không hoạt động nhiều nên tuyến mồ hôi sẽ không hoạt động thường xuyên. Hơn nữa, khi được chăm sóc tại nhà thường xuyên nên trẻ hầu như ít tiếp xúc với bụi bẩn. Đó là lý do mà họ cho rằng bố mẹ nên hạn chế tắm thường xuyên cho em bé sơ sinh, tránh em bé bị cảm lạnh. \

Tuy nhiên quan niệm hiện đại lại rất chú trọng đến vấn đề tắm rửa của trẻ. Các chuyên gia cũng khuyến cáo bố mẹ cần tắm cho em bé sơ sinh mỗi ngày 1 lần hoặc tắm cách ngày. Nguyên nhân là vì quá trình trao đổi chất ở trẻ diễn ra mạnh mẽ, tuyến mồ hôi lúc này sẽ vận hành hết công sức. Nếu không được tắm rửa vệ sinh sạch sẽ thì hàng rào bảo vệ làn da mềm yếu và nhạy cảm của trẻ sơ sinh sẽ dễ dàng bị phá vỡ, tạo điều kiện thuận tiện cho vi khuẩn tấn công. Từ đó, trẻ dễ mắc các bệnh về da, chẳng hạn như nhiễm trùng da, viêm da dị ứng, chàm sữa,...

Ngoài ra, việc trẻ được bố mẹ vệ sinh thân thể sạch sẽ, thơm tho hàng ngày có thể khiến tâm trạng của trẻ trở nên thoải mái và dễ chịu hơn, trẻ sẽ ít quấy khóc, mệt mỏi. Bởi vì các hệ thống cơ quan trong cơ thể được tuần hoàn một cách suôn sẻ, giúp sức đề kháng của trẻ tăng cao và quá trình tăng trưởng diễn ra nhanh chóng hơn. Nhưng bố mẹ cần lưu ý khi tắm cho em bé sơ sinh, nhiệt độ phòng và nhiệt độ nước phải được đảm bảo, đồng thời có biện pháp giữ ấm cho trẻ để tránh em bé bị cảm lạnh.

Chăm trẻ sơ sinh kiểu xưa và kiểu hiện đại, hoá ra đây mới là cách giúp con lớn lên khoẻ mạnh - 4

Tắm cho trẻ sơ sinh thường xuyên có lợi ích giúp ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể trẻ.

Chăm trẻ sơ sinh kiểu xưa và kiểu hiện đại, hoá ra đây mới là cách giúp con lớn lên khoẻ mạnh - 5

Thường xuyên đeo bao tay cho trẻ

Đeo bao tay cho trẻ sơ sinh mỗi ngày là quan niệm cũ của nhiều bậc cha mẹ. Họ cho rằng móng tay trẻ sơ sinh còn rất yếu nên không thích hợp để cắt, tuy nhiên nó lại dài một cách nhanh chóng. Để tránh tình huống trẻ cử động và vô tình đụng trúng mặt thì bao tay chính là phương tiện hữu dụng để bảo vệ trẻ khỏi bị trầy xước. Đồng thời, đeo bao tay cũng là cách hay để giữ ấm cơ thể trẻ sơ sinh.

Dựa trên các kết quả thực tế, tư tưởng này hoàn toàn không mang lại lợi ích, ngược lại còn phản tác dụng và bất cứ lúc nào trẻ cũng sẽ bị đẩy vào tình huống nguy hiểm. Nếu các sợi chỉ trong trong bao tay rơi ra và vướng vào ngón tay trẻ, quấn chặt nhiều vòng thì quá trình lưu thông máu ở ngón tay sẽ bị chặn lại. Khi không được phát hiện kịp thời, ngón tay trẻ có nguy cơ bị hoại tử và phải thực hiện phẫu thuật cắt bỏ ngón tay. 

Bên cạnh đó, kỹ năng vận động tinh của trẻ cũng sẽ bị hạn chế khiến cho bản tay trẻ trở nên chậm chạp và yếu dần. Trong thời kỳ phát triển, trẻ sơ sinh nên được tạo điều kiện để kích thích sự linh hoạt, nhanh nhạy của các bộ phận trên cơ thể. Điều này sẽ giúp bé lớn nhanh, không chỉ khỏe mạnh về thể chất mà còn thông minh, lanh lợi.

Chăm trẻ sơ sinh kiểu xưa và kiểu hiện đại, hoá ra đây mới là cách giúp con lớn lên khoẻ mạnh - 6

Kỹ năng vận động tinh của trẻ sẽ không phát triển hoàn thiện, nếu như bố mẹ thường xuyên đeo bao tay cho trẻ.

Chăm trẻ sơ sinh kiểu xưa và kiểu hiện đại, hoá ra đây mới là cách giúp con lớn lên khoẻ mạnh - 7

Có em bé trong nhà, phải giữ im lặng tuyệt đối

Để đảm bảo trẻ không bị làm ồn, nhiều bố mẹ khó tánh nuôi dạy con theo quan niệm cũ sẽ nghiêm cấm mọi hành vi gây ra tiếng động khi có em bé trong nhà, thậm chí là phải giữ im lặng tuyệt đối. Bởi vì họ nghĩ trẻ sơ sinh thường ngủ nông, mặc dù ngủ nhiều nhưng mỗi giấc ngủ sẽ khá ngắn chứ không kéo dài. Vì vậy mọi người xung quanh không được gây ra bất kỳ tiếng động gì, dù nhỏ.

Ngược lại, chuyên gia khuyến khích trẻ nên được tạo cơ hội để làm quen và thích nghi với thế giới xung quanh. Vì ở một thời gian dài trong bụng mẹ sẽ khiến trẻ không kịp hòa nhập khi ra ngoài. Vậy nên, nếu có thể giúp trẻ duy trì nếp sinh hoạt bình thường cũng là một phương pháp tốt để trẻ làm quen với thế giới này. 

Ngoài ra, muốn kích thích sự phát triển của các giác quan ở trẻ, đặc biệt là thính giác thì việc bố mẹ cho trẻ sơ sinh tiếp xúc nhiều với những âm thanh xung quanh là rất phù hợp. Đây là một phần thiết yếu để thúc đẩy sự phát triển lành mạnh của trẻ.

Chăm trẻ sơ sinh kiểu xưa và kiểu hiện đại, hoá ra đây mới là cách giúp con lớn lên khoẻ mạnh - 8

Em bé cần được thích nghi với lối sinh hoạt bên ngoài, vì vậy hãy để trẻ làm quen với âm thanh xung quanh mình.

Các mốc phát triển của bé 6 tháng tuổi, đạt được 80% là con khỏe mạnh, lớn nhanh
Các chuyên gia khuyên, sức khỏe trẻ sơ sinh cần được bố mẹ chăm sóc tốt, tương lai con sẽ phát triển khỏe mạnh.

Dạy con 0-6 tháng

Theo Nguyễn Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 0-6 tháng