Chuyên gia tâm lý Việt: Trẻ được dạy tính trách nhiệm, tương lai 80% đã thành công

Kiều Trang - Ngày 16/11/2023 11:25 AM (GMT+7)

Trẻ thiếu trách nhiệm thường khó đạt được thành công trong tương lai.

Bố mẹ nào cũng yêu thương con, nhưng tình yêu được bày tỏ không đúng cách sẽ là mối nguy đối với sự phát triển của trẻ. Nhiều trường hợp, bố mẹ vì thương con nên lo lắng quá mức, ra sức bao bọc, thay trẻ làm tất cả mọi thứ.

Vì được nuông chiều, nên nhiều trẻ ngay từ khi còn nhỏ đã dần mất đi tính tự lập. Bố mẹ thường làm thay những việc mà trẻ có thể tự được như rửa tay, rửa mặt trước khi ăn, chuẩn bị áo quần, sách vở để đi học, đến việc dọn giường ngủ, thu dọn góc học tập, đồ chơi gọn gàng...

Cách yêu thương này của bố mẹ vô tình khiến trẻ hình thành tính ỷ lại, bị động khi lớn lên. Không ít trẻ còn xem bản thân là trung tâm, nghĩ rằng thế giới phải có trách nhiệm làm mọi thứ cho mình. Trẻ có xu hướng không muốn đặt ra bất kỳ nỗ lực cá nhân nào, thường chỉ mong đợi tất cả nhu cầu sẽ được đáp ứng cho mình một cách tự động.

Tính vô trách nhiệm của trẻ thường được hình thành do bố mẹ luôn giành làm mọi việc cho con, thay vì để con tự lập từ bé (Ảnh minh hoạ).

Tính vô trách nhiệm của trẻ thường được hình thành do bố mẹ luôn giành làm mọi việc cho con, thay vì để con tự lập từ bé (Ảnh minh hoạ).

Khi đứa trẻ hình thành tính vô trách nhiệm với bản thân, trong tương lai sẽ khó tạo dựng nên cuộc sống thành công, hay tạo dựng các mối quan hệ xã hội. Thậm chí ngược lại, chính trẻ đôi khi sẽ mang lại nhiều gánh nặng đối với những người xung quanh. Dẫn đến các mối quan hệ ngày càng rạn nứt, không nhận được tình yêu thương và sự tôn trọng từ mọi người.

Hiểu được tầm quan trọng của tính trách nhiệm đối với sự phát triển toàn diện của một đứa trẻ, chuyên gia tâm lý Nguyễn Ngọc Vui đã có những chia sẻ hữu ích. Qua đó, bố mẹ sẽ biết cách yêu thương, lựa chọn phương pháp phù hợp hơn để giáo giục, trong tương lai trẻ trở thành một người có trách nhiệm, thành công và được nhiều người quý trọng.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Chuyên gia tâm lý Việt: Trẻ được dạy tính trách nhiệm, tương lai 80% đã thành công - 4

Theo chuyên gia, những điểm khác nhau giữa đứa trẻ có trách nhiệm và đứa trẻ hay bào chữa, trốn tránh trách nhiệm là gì?

Có nhiều điểm khác nhau giữa hai đứa trẻ có kiểu tính cách này.

Thứ nhất, trẻ có trách nhiệm thường sẽ luôn thận trọng trong mọi lời nói và hành vi của mình. Ngược lại, đứa trẻ hay bào chữa, trốn tránh trách nhiệm có thể sẽ vô tư hơn, dễ bốc đồng và kích hoạt hành vi một cách nhanh chóng mà đôi khi không cần phải suy nghĩ kỹ.

Thứ hai, phản ứng với hậu quả do hành vi, lời nói của mình mang lại giữa trẻ có trách nhiệm và trẻ hay bào chữa, trốn tránh trách nhiệm sẽ khác nhau. Trẻ có trách nhiệm sẽ ngay lập tức nhận ra và khắc phục lỗi sai, trong khi đó trẻ hay bào chữa sẽ có thói quen đổ lỗi cho vật hay người khác thay vì tự vấn bản thân mình.

Chuyên gia tâm lý Việt: Trẻ được dạy tính trách nhiệm, tương lai 80% đã thành công - 5

Theo quan điểm của chuyên gia, đứa trẻ nào dễ đạt được thành công trong tương lai hơn, vì sao?

Với quan điểm của tôi, tôi tin rằng khoảng 80% đứa trẻ có trách nhiệm sẽ đạt được thành công trong tương lai nhiều hơn. Vì có trách nhiệm nên trẻ sẽ biết thận trọng với mọi hành vi của mình, chủ động hơn và nhận được sự yêu mến từ mọi người xung quanh.

Tuy nhiên, nếu đứa trẻ là người có trách nhiệm, nhưng lại không có đủ năng lực để làm một điều gì đó thì có thể sẽ dễ gây ra vấn đề, đó là trẻ cảm thấy sợ hãi, mất sự tự tin vào bản thân. 

Chuyên gia tâm lý Việt: Trẻ được dạy tính trách nhiệm, tương lai 80% đã thành công - 6

Nếu tính trách nhiệm của trẻ được bộc lộ không phù hợp với hoàn cảnh, chẳng hạn như lỗi không phải của mình nhưng trẻ lại nhận thay. Lúc này, bố mẹ cần phản ứng ra sao?

Phản ứng đầu tiên của bố mẹ chắc chắn là phải nên tìm hiểu lý do vì sao đứa trẻ của mình lại làm như vậy, nguyên nhân nào đã khiến con nhận thay lỗi và nhiệm vụ của người khác? Có thể là chịu ảnh hưởng từ giáo dục gia đình, hoặc có thể vì tự nhận thấy bản thân có vai vế cao hơn, làm anh làm chị trong gia đình, nên trẻ tin rằng, việc nhường nhịn nhau, nhận thay cho nhau là một thói quen tốt.

Dĩ nhiên trong trường hợp này, bố mẹ không nên trách mắng trẻ. Nhưng bố mẹ cũng cần phải hướng dẫn, giải thích cho trẻ hiểu rằng, ai làm sai hoặc nhiệm vụ của ai thì người đó phải tự có trách nhiệm, nếu để người khác làm thay thì sẽ vô tình khiến cho người đó hình thành tính ỷ lại, và điều này hoàn toàn không được khuyến khích.

Chuyên gia tâm lý Việt: Trẻ được dạy tính trách nhiệm, tương lai 80% đã thành công - 7

Trẻ ở độ tuổi nào cần dạy tính trách nhiệm? Và bố mẹ nên dạy thế nào?

Sự thật là tính trách nhiệm của trẻ nhỏ hình thành từ rất sớm. Trước độ tuổi lên 3, hầu như đứa trẻ nào cũng đã phát triển nhu cầu tự chủ động hành vi của mình. Ví dụ khi đói trẻ sẽ tự ăn, khi no sẽ dừng lại, chủ động đi vệ sinh hay chủ động lên giường khi buồn ngủ,...

Trong giai đoạn này, nếu bố mẹ vẫn tiếp tục làm hộ, làm thay vì nghĩ con còn nhỏ thì đứa trẻ sẽ dễ hình thành thói quen ỷ lại, bị động, nghĩ rằng mọi việc đã có bố mẹ lo cho mình và mình không cần phải làm gì cả, đây không phải là trách nhiệm của mình.

Để tránh trẻ phát triển tính vô trách nhiệm sau khi lớn thì ngay từ khi trẻ ở độ tuổi trước lên 3, thay vì "giữ" con quá kỹ, bố mẹ hãy cho con cơ hội, tạo môi trường để trẻ được rèn luyện tính tự lập. Việc bố mẹ cần làm là luôn đồng hành, dành thời gian chất lượng cho con, quan sát và theo dõi sự phát triển của con hàng ngày để có thể kịp thời hỗ trợ và động viên khi đứa trẻ cần.

Chuyên gia chỉ ra tính cách 90% trẻ nào cũng có, dạy sai sẽ âm thầm hủy hoại tương lai con
Trẻ hiếu thắng không sai, nhưng cần được bố mẹ giáo dục và định hướng phù hợp.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Bài chuyên gia