"Con mong bố mẹ chơi với con", đoạn clip triệu view gây đau lòng: Tổn thương đến thế nào, đứa trẻ 4 tuổi mới già dặn đến vậy

Kiều Trang - Ngày 22/11/2023 16:00 PM (GMT+7)

Chuyên gia tâm lý: "Không bao giờ là quá muộn để hàn gắn tình yêu thương của bố mẹ với con cái".

Ai đó đã từng nói rằng: "Đứa trẻ hạnh phúc dùng tuổi thơ để ôm ấp cuộc đời, đứa trẻ bất hạnh dùng cả cuộc đời để chữa lành tuổi thơ". Điều này có nghĩa là trên hành trình trưởng thành của mỗi đứa trẻ, những năm tháng tuổi thơ đầu đời cực kỳ quan trọng. 

Một đứa trẻ có thể lớn lên khoẻ mạnh, hạnh phúc và phát triển toàn diện thường luôn là đứa trẻ ngay từ nhỏ đã nhận được sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ. Ngược lại, một đứa trẻ thiếu tình yêu thương, thiếu sự thấu hiểu từ gia đình trong những năm tháng tuổi thơ sẽ rất khó để trở thành người hạnh phúc, thành công sau khi lớn.

Sự đùm bọc, che chở của bố mẹ tưởng như là điều hiển nhiên, nhưng thực tế có những trường hợp trong cuộc sống, bố mẹ vô tình làm tổn thương con cái chỉ vì mắc sai lầm khi nuôi dạy con. Từ đó khiến trẻ không cảm nhận được tình yêu thương, hình thành cảm giác cô đơn hay bị bỏ rơi trong chính ngôi nhà của mình.

Đơn cử như câu chuyện của cậu bé 4 tuổi xuất hiện trong một chương trình truyền hình tại Hàn Quốc. Sau đó đoạn video chia sẻ của cậu bé về gia đình trở nên viral trên khắp nền tảng mạng xã hội dạo gần đây.

Những chia sẻ đầy xúc động của một đứa trẻ về bố mẹ của mình đã lấy đi nước mắt của hàng triệu người. Theo đó, đứa trẻ đã bày tỏ bản thân cảm thấy buồn và cô đơn vì thiếu vắng sự quan tâm, chăm sóc của bố mẹ. 

amp;#34;Con mong bố mẹ chơi với conamp;#34;, đoạn clip triệu view gây đau lòng: Tổn thương đến thế nào, đứa trẻ 4 tuổi mới già dặn đến vậy - 2

amp;#34;Con mong bố mẹ chơi với conamp;#34;, đoạn clip triệu view gây đau lòng: Tổn thương đến thế nào, đứa trẻ 4 tuổi mới già dặn đến vậy - 3

amp;#34;Con mong bố mẹ chơi với conamp;#34;, đoạn clip triệu view gây đau lòng: Tổn thương đến thế nào, đứa trẻ 4 tuổi mới già dặn đến vậy - 4

amp;#34;Con mong bố mẹ chơi với conamp;#34;, đoạn clip triệu view gây đau lòng: Tổn thương đến thế nào, đứa trẻ 4 tuổi mới già dặn đến vậy - 5

amp;#34;Con mong bố mẹ chơi với conamp;#34;, đoạn clip triệu view gây đau lòng: Tổn thương đến thế nào, đứa trẻ 4 tuổi mới già dặn đến vậy - 6

amp;#34;Con mong bố mẹ chơi với conamp;#34;, đoạn clip triệu view gây đau lòng: Tổn thương đến thế nào, đứa trẻ 4 tuổi mới già dặn đến vậy - 7

Những lời bộc bạch của cậu bé 4 tuổi về gia đình, bố mẹ của mình khiến nhiều người xúc động (Ảnh cắt từ video - Nguồn: Internet)

Những lời bộc bạch của cậu bé 4 tuổi về gia đình, bố mẹ của mình khiến nhiều người xúc động (Ảnh cắt từ video - Nguồn: Internet)

Việc bố mẹ có phương pháp nuôi dạy không đúng cách đã khiến cho cậu bé không cảm nhận được tình yêu thương, thậm chí còn nghĩ rằng bố mẹ không thích mình. Và sự thật thì đây cũng là câu chuyện mà một số gia đình, các bậc phụ huynh ngày nay mắc phải. Trước vấn đề này, chuyên gia tâm lý trẻ em Quang Thị Mộng Chi đã có những chia sẻ sâu sắc dưới đây.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

amp;#34;Con mong bố mẹ chơi với conamp;#34;, đoạn clip triệu view gây đau lòng: Tổn thương đến thế nào, đứa trẻ 4 tuổi mới già dặn đến vậy - 10

Sau khi xem đoạn clip này, chuyên gia có suy nghĩ và cảm xúc như thế nào?

Khi xem xong clip này tôi vô cùng xúc động, rất thương cho một em bé thiếu thốn sự quan tâm từ gia đình và bố mẹ nhưng không dám đòi hỏi và thể hiện nhu cầu của mình. Tôi cũng thường suy nghĩ, đôi khi con người chúng ta rất lạ, ai đó càng dễ chịu, càng hiền lành thì chúng ta càng có xu hướng coi nhẹ nhu cầu của họ hơn, càng có xu hướng bắt nạt họ hơn.

Trong trường hợp bé trai trong clip cũng như vậy, bé quá cô đơn khi cứ phải chơi một mình. Nhà có nhiều người nhưng dường như người lớn nghĩ bé ngoan ngoãn, hiểu chuyện, bé có thể tự chơi, tự chăm sóc tốt bản thân mà dồn sự chú ý cho công việc khác, cho bé nhỏ hơn, cho những bận rộn hay những giải trí thường ngày của người lớn. Cũng vì vậy mà bố mẹ quên đi việc phải quan tâm và ghi nhận những nỗ lực của con, thay vào đó cứ cho rằng con mình đang ổn hay thậm chí là còn nghĩ con mình đang cảm thấy rất tốt.

Tôi cũng thấy nhiều em bé từ các gia đình khác ở Việt Nam chúng ta rơi vào hoàn cảnh tương tự, dường như bé càng hiểu chuyện, càng ít đòi hỏi lại càng chịu nhiều thiệt thòi hơn.

amp;#34;Con mong bố mẹ chơi với conamp;#34;, đoạn clip triệu view gây đau lòng: Tổn thương đến thế nào, đứa trẻ 4 tuổi mới già dặn đến vậy - 11

Xét về tâm lý học, vì sao một đứa trẻ chưa đến 4 tuổi có thể bộc lộ những cảm nhận, tâm lý như thế đối với bố mẹ?

Dưới góc nhìn của tâm lý học, đứa trẻ từ nhỏ đã có thể nhận biết, kiểm soát và thể hiện cảm xúc, đồng thời, bé cũng có khả năng suy nghĩ và sự đánh giá đang hoàn thiện dần dần. Ở lứa tuổi dưới 5, bé chưa có khả năng hiểu được những điều trừu tượng, mà nhận thức của bé lúc này mang tính cụ thể và trực quan.

Bé thấy bố mẹ ít cười, ít nói, ít lắng nghe, ít tham gia chơi cùng mình nhưng lại dành những điều này cho những người khác, những thứ khác, dẫn đến việc bé hình thành suy nghĩ “bố mẹ không yêu mình, không thích chơi cùng mình”.

Bé cũng có những suy nghĩ về cách phản ứng như thế nào thì tốt trong những trường hợp ấy, dưới quan điểm được hình thành từ cách đáp ứng của bố mẹ với hành vi của bé.

Một đứa trẻ thiếu sự quan tâm, để ý của bố mẹ thường có hai cách đáp ứng: một là bé sẽ phá phách, nhõng nhẽo, mè nheo để thu hút sự chú ý từ bố mẹ, hai là bé sẽ thu mình vào thế giới riêng, trầm lặng, nghĩ rằng mình không được yêu thương và cố gắng “ngoan” hơn để được bố mẹ chấp nhận.

Trường hợp bé trai trong video là kiểu thứ 2. Bé đã dần dần chấp nhận việc có thể bố mẹ không thích mình, không có thời gian dành cho mình, và vì vậy mà khi được hỏi con thích ai nhất thì bé nói “con không biết”, “mẹ không thích con” “bố giận lên thì rất đáng sợ”, hẳn là em sẽ không dám có những phản ứng trái với mong đợi của bố mẹ.

amp;#34;Con mong bố mẹ chơi với conamp;#34;, đoạn clip triệu view gây đau lòng: Tổn thương đến thế nào, đứa trẻ 4 tuổi mới già dặn đến vậy - 12

Chuyên gia có thể cho biết một số lỗi phổ biến bố mẹ thường mắc phải khi nuôi dạy con, khiến cho con trẻ rơi vào tình huống như trong đoạn video?

Ngày nay, các bậc bố mẹ có nhiều áp lực từ cuộc sống, công việc, tài chính, con cái và những áp lực này đôi khi làm cho họ mệt mỏi, muốn nghỉ ngơi hoặc với sức lực và thời gian hạn chế họ ưu tiên hơn cho những đứa con nhỏ hơn, yếu thế hơn, hay bệnh hơn, hoặc lười hơn, quậy hơn, không chịu nghe lời hơn.

Điều này vô tình khiến những đứa trẻ hiểu chuyện, ngoan ngoãn, biết vâng lời ít được chú ý. Nhưng đứa trẻ nào cũng muốn được quan tâm, được ghi nhận, và sẽ cảm thấy vô cùng bất công khi mình đã ngoan mà không ai chú ý tới, không ai ghi nhận, không ai ngợi khen.

Điều này có thể dẫn đến việc đứa trẻ cảm thấy không có giá trị, không được yêu thương, tự ti vào năng lực bản thân, cảm thấy tức giận hoặc trở nên vô cảm, bất cần, hoặc né tránh sự quan tâm của người khác.

amp;#34;Con mong bố mẹ chơi với conamp;#34;, đoạn clip triệu view gây đau lòng: Tổn thương đến thế nào, đứa trẻ 4 tuổi mới già dặn đến vậy - 13

Từ đoạn clip này, bố mẹ nên thay đổi ra sao và làm thế nào để chữa lành tổn thương cho cậu bé?

Bố mẹ khi nhận thức được sự thiên lệch và thiếu sót trong cách quan tâm đến con thì cần điều chỉnh ngay lập tức những hành động của mình. Cần dành thời gian cho con nhiều hơn, lắng nghe con hơn, nhẹ nhàng trong giao tiếp, thể hiện tình yêu thương với con bằng việc ôm con vào lòng nhiều hơn, gửi đến con những cái thơm thật sâu trên má, nói với con những lời yêu thương.

Nếu bố mẹ bận rộn thì ít nhất mỗi ngày sẽ dành 10 phút chất lượng cùng con, không làm bất cứ việc gì, chỉ dành trọn sự chú ý nghe con nói và dành lời yêu thương cho con. Thiết nghĩ 10 phút mỗi ngày thì không quá khó để bố mẹ dành cho con.

Ngoài ra, trong những công việc nhà, bố mẹ nên mời gọi con cùng làm những việc mà bé có thể tham gia. Điều này một phần sẽ giúp con cảm thấy được sự đồng hành, giúp ích được cho bố mẹ, con sẽ cảm thấy có ích hơn, cảm thấy có giá trị trong mắt bố mẹ.

Hơn nữa, trong lúc làm việc bố mẹ có thể trò chuyện cùng với con để hiểu con hơn. Song song đó, khi tham gia những việc nhà cùng bố mẹ, con có thể học những kỹ năng sống liên quan đến những việc này như rửa chén, làm rau, quét nhà, dọn đồ chơi, chơi cùng em, chăm sóc em,… Những kỹ năng này sẽ giúp con tự biết chăm sóc bản thân và thấy mình trưởng thành hơn, kết nối hơn với bố mẹ, với em bé (nếu có) và hơn hết là bé cảm thấy được yêu thương, không đơn độc một mình.

Không bao giờ là quá muộn để hàn gắn tình yêu thương của bố mẹ với con cái, vì ở đó thực sự luôn có tình yêu thương. Chỉ là đôi khi chúng ta quá bận rộn và tin tưởng con có thể tự lo cho mình đến mức vô tâm, quên mất con cũng cần cảm nhận tình yêu thương từ bố mẹ, người thân yêu để cảm thấy an toàn và có giá trị.

Tiến sĩ tâm lý: Cách nhận diện một đứa trẻ có tính ích kỷ và hướng bố mẹ Việt giúp con hóa giải
Trẻ có tính chiếm hữu cần được bố mẹ giáo dục phù hợp để phát triển lành mạnh trong tương lai.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con 3-5 tuổi