Dạy con theo cách "MẶC KỆ", cứ nghĩ có hại nhưng làm đúng lại hiệu quả vô cùng, chuyên gia khuyến khích

Kiều Trang - Ngày 19/03/2024 10:59 AM (GMT+7)

"Không phản ứng" là phương pháp giáo dục con cái hiệu quả nếu như bố mẹ biết cách áp dụng phù hợp.

Tác giả cuốn sách nổi tiếng "Tự tin làm cha mẹ" (How To Do Parenting With Confidence), Nhà tâm lý học người Mỹ Vanessa Kahlon cho rằng, bố mẹ cần phải học cách "không phản ứng" trước thái độ tiêu cực của con cái.

"Không phản ứng" không có nghĩa là bố mẹ bỏ qua mọi hành vi của con hoặc mặc kệ trong việc đáp ứng đòi hỏi hoặc những nhu cầu của trẻ. Theo đó, phương pháp này được hiểu là một cách dạy con mà phụ huynh có thể áp dụng để giúp trẻ phát triển kỹ năng tự quản lý và tự điều chỉnh hành vi của mình.

Bố mẹ cần phải học cách không phản ứng trước thái độ tiêu cực của con cái (Ảnh minh hoạ).

Bố mẹ cần phải học cách "không phản ứng" trước thái độ tiêu cực của con cái (Ảnh minh hoạ).

Thay vì đáp lại bằng phản ứng tiêu cực trước những hành vi của trẻ, bố mẹ chọn cách "không phản ứng" để giảm thiểu tình huống xảy ra xung đột, tranh cãi với con dẫn đến mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái ngày càng căng thẳng. 

Đối với phương pháp nuôi dạy con này, chuyên gia Tâm lý Quang Thị Mộng Chi đã đưa ra những phân tích, hướng dẫn vô cùng chặt chẽ, sâu sắc và dễ hiểu dưới đây để các bậc phụ huynh có thể tham khảo.

"Không phản ứng" là cách giáo dục có nhiều tầng ý nghĩa, nếu nắm rõ phương pháp này thì quá trình nuôi dạy con cái của bố mẹ sẽ hiệu quả hơn, nhưng ngược lại, việc bố mẹ chưa tìm hiểu kỹ có thể dẫn đến những tác dụng phụ không mong muốn.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXHamp;NV ĐHQG - TPHCM.

Thạc sĩ Tâm lý, Giảng viên Khoa Tâm lý học, Trường Đại học KHXH&NV ĐHQG - TPHCM.

Dạy con theo cách amp;#34;MẶC KỆamp;#34;, cứ nghĩ có hại nhưng làm đúng lại hiệu quả vô cùng, chuyên gia khuyến khích - 3

Thưa chuyên gia, có những lợi ích và hạn chế nào của phương pháp giáo dục bố mẹ không phản ứng lại khi con cái thực hiện những hành động không đúng, không phù hợp?

Để trả lời được câu hỏi này, trước hết chúng ta phải hiểu nghĩa của phương pháp giáo dục bố mẹ không phản ứng là gì. Nếu như không phản ứng ở đây có nghĩa là bố mẹ thờ ơ, bỏ qua tất cả những hành vi chưa phù hợp ở con để nhắc nhở và hướng dẫn, cũng như việc khen ngợi khi con có những hành vi tích cực thì đây là một phương pháp vô cùng tiêu cực, có ảnh hưởng xấu đến việc giáo dục con cái.

Còn nếu như chúng ta hiểu không phản ứng là việc bố mẹ trì hoãn bộc lộ phản ứng ngay lập tức khi đang có cảm xúc mạnh, thì lại có một hiệu quả tốt trong việc giải quyết tình huống cũng như làm gương cho con về cách điều chỉnh cảm xúc và kỹ năng giải quyết vấn đề.

Bởi vì khi bố mẹ đang có cảm xúc mạnh thì thường không đủ bình tĩnh và sáng suốt để xử lý vấn đề, vô tình gây ra sự căng thẳng trong mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái, đồng thời còn trở thành hình mẫu chưa hiệu quả trong việc giải quyết những tình huống phát sinh trong cuộc sống cho con. Thông thường, khi chúng ta đang giận dữ, chúng ta có xu hướng quát nạt, trừng phạt con mà khiến con không cảm thấy thuyết phục, ngược lại còn có khả năng bắt chước những hành vi này khi gặp những khó khăn tương tự.

Do đó, việc ngừng lại để cảm xúc mạnh lắng xuống, chúng ta có đủ bình tĩnh và một cái đầu lạnh để suy nghĩ cách phù hợp trao đổi với con về những hành vi chưa đúng. Hơn thế nữa, điều này còn giúp cho bố mẹ có thể lắng nghe và hiểu những suy nghĩ cũng như cảm xúc của con. Khi đồng cảm với con được thì bố mẹ có thể đồng hành cùng con, hướng dẫn con tốt hơn trong việc giải quyết những khó khăn gặp phải trong cuộc sống hàng ngày.

Dạy con theo cách amp;#34;MẶC KỆamp;#34;, cứ nghĩ có hại nhưng làm đúng lại hiệu quả vô cùng, chuyên gia khuyến khích - 4

Làm thế nào để xác định lúc nào là thời điểm phù hợp để bố mẹ phản ứng, và lúc nào là thời điểm nên để con trẻ tự giải quyết vấn đề của mình?

Nếu để xác định khi nào là thời điểm phù hợp để bố mẹ có những phản ứng, và lúc nào là thời điểm để trẻ tự giải quyết vấn đề của mình thì không có một mẫu số chung cho tất cả những tình huống mà phụ huynh có thể gặp phải.

Tuy nhiên, bố mẹ nên xem xét khi con có những khó khăn mà con có khả năng giải quyết được, chỉ là bé chưa sẵn sàng thì phụ huynh có thể khuyến khích bé để con có thể tự làm tốt điều này. Trong trường hợp những kỹ năng hiện có của bé chưa thể giải quyết được vấn đề, đòi hỏi phải có thêm những kiến thức và kỹ năng mới thì bố mẹ cần tham gia vào việc hướng dẫn, cung cấp thông tin hoặc làm cùng con để làm mẫu cho bé.

Có một điều cần lưu ý trong tất cả các trường hợp ở trên, dù tham gia hay không tham gia, tham gia ở mức độ nào trong việc hỗ trợ con giải quyết vấn đề của con thì bố mẹ cũng cần cho con thấy được rằng bố mẹ đang đồng hành cùng với con, để con cảm nhận được rằng mình không bị bỏ rơi và không đơn độc trong những lúc khó khăn.

Làm như thế sẽ giúp trẻ hiểu được, khi nào bé được hỗ trợ là do bản chất và mức độ khó của vấn đề, chứ không phải bố mẹ không yêu thương mình.

Dạy con theo cách amp;#34;MẶC KỆamp;#34;, cứ nghĩ có hại nhưng làm đúng lại hiệu quả vô cùng, chuyên gia khuyến khích - 5

Có những nguyên tắc cơ bản nào mà bố mẹ nên tuân thủ khi áp dụng phương pháp "không phản ứng" trong việc dạy con?

Có một số điều cần lưu ý khi bố mẹ áp dụng phương pháp không phản ứng trong việc giáo dục con cái để hiểu đúng về cách giáo dục này.

Đầu tiên, như đã nói ở trên, việc bố mẹ không phản ứng không phải là do bố mẹ không quan tâm, thờ ơ vô trách nhiệm, mà đó là lựa chọn mà bố mẹ đưa ra từ nhận định tình huống đang xảy ra, nên phản ứng hay không và ở mức độ nào.

Thứ hai, khi bố mẹ có những cảm xúc mạnh mang tính tiêu cực thì cũng không nên có bất kỳ phản ứng nào vì khi đó sẽ khó lòng có những hình mẫu tích cực để con noi theo.

Thứ ba, khi con đang có cảm xúc mạnh mang tính tiêu cực, bố mẹ cũng nên cho con thời gian để bé điều tiết cảm xúc của mình trước khi có bất kỳ sự trao đổi và hướng dẫn nào.

Cuối cùng, luôn nhắc cho bé nghe, hiểu bố mẹ yêu thương con và luôn muốn hỗ trợ con trong những lúc khó khăn một cách phù hợp.

Dạy con theo cách amp;#34;MẶC KỆamp;#34;, cứ nghĩ có hại nhưng làm đúng lại hiệu quả vô cùng, chuyên gia khuyến khích - 6

Chuyên gia hãy gợi ý những giải pháp phản ứng hiệu quả?

Để bố mẹ có những phản ứng hiệu quả với con thì bố mẹ nên tìm hiểu về đặc điểm tâm lý mỗi lứa tuổi để có cách hiểu con, và làm bạn cùng con. Bởi lẽ, nếu như không hiểu đặc điểm tâm lý của con thì đôi khi bố mẹ sẽ rất bực mình vì không thể hiểu được tại sao con mình lại trở nên như thế khi con bướng bỉnh, không nghe lời, có những hành vi không “ngoan”.

Thêm vào đó, bố mẹ sẽ đặt mình vào vị trí của con để hiểu cảm xúc, thông cảm cho con vì những phản ứng chưa phù hợp. Đồng thời phân tích cho con những hành vi của con khiến bố mẹ cảm thấy buồn như thế nào, lo lắng ra làm sao, những hành vi đó có hậu quả gì để con nhìn nhận lại cách mà con đã làm.

Sau đó, hướng dẫn con cách phù hợp hơn để phản ứng. Lấy dẫn chứng ở bản thân mình khi mình đã kiểm soát và điều chỉnh cảm xúc (như tức giận) như thế nào để giải quyết vấn đề, cách mà mình thực hiện khi làm những hành vi phù hợp để từ đó con có mô hình tốt hơn để học hỏi.

Cụ thể như, nếu con la hét, ném đồ đạc để thể hiện cảm xúc tức giận thì bố mẹ sẽ không phản ứng, để con có thời gian lắng cảm xúc xuống và ngồi nói chuyện với con. Nếu con không chịu làm việc nhà theo phân công đã thỏa thuận từ trước hoặc không chịu tự phục vụ bản thân thì bố mẹ hãy bình tĩnh phân tích, và đặt ra giới hạn cũng như những kỷ luật, thưởng phạt rõ ràng cho con.

Dạy con theo cách amp;#34;MẶC KỆamp;#34;, cứ nghĩ có hại nhưng làm đúng lại hiệu quả vô cùng, chuyên gia khuyến khích - 7

Trẻ con thời nay hù dọa cả người lớn, tiến sĩ tâm lý: Không vững 5 điều dễ bị con thao túng tâm lý
Trẻ em có thể sử dụng các hành vi dọa dẫm, hù họa hoặc “thao túng” tâm lý người lớn như một phương tiện để khẳng định quyền kiểm soát hoặc thu hút sự...

Trẻ tuổi dậy thì

Theo Kiều Trang
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Dạy con cùng chuyên gia