Người mẹ tinh tế thường sẽ biết cách giữ kín một số câu chuyện về gia đình mình, đặc biệt vấn đề riêng tư của các con.
Thực tế, một phần niềm hạnh phúc của gia đình ảnh hưởng từ cách ứng xử và lời nói của người mẹ. Những người mẹ khéo léo, thường biết cách giao tiếp tốt, không dễ dàng tiết lộ mọi chuyện về gia đình, đặc biệt là những chuyện riêng tư của con.
Các chuyên gia khuyên rằng, có 3 điều về con mà các bà mẹ không nên vội vàng chia sẻ ra bên ngoài.
Không nên kể về những điều con chưa quyết định được
Có rất nhiều khả năng cho tương lai, và nhiều điều trẻ chưa đưa ra quyết định được. Ví dụ, trẻ quyết định chọn học đại học A, B, C... Nếu tiết lộ quá sớm, điều này có thể tạo ra những áp lực không cần thiết.
Các bà mẹ cần hiểu rằng, quá trình lựa chọn và ra quyết định của trẻ thường không đơn giản. Trẻ cần thời gian để cân nhắc, suy xét về các lựa chọn, cân đối giữa sở thích, năng lực và triển vọng nghề nghiệp trong tương lai. Việc chia sẻ quá sớm những điều chưa được quyết định có thể khiến trẻ cảm thấy bị áp lực, gánh nặng và lo lắng.
Không nên kể về những điều con chưa quyết định được.
Hơn nữa, những quyết định về tương lai còn có thể thay đổi theo thời gian khi trẻ trưởng thành và tích lũy thêm kinh nghiệm. Vì vậy, chia sẻ những điều chưa quyết định với mọi người xung quanh có thể dẫn đến những hiểu lầm, thậm chí là những nhận xét không mong muốn từ người khác.
Thay vì vội vã chia sẻ, các bà mẹ nên tạo không gian và thời gian cho con được suy nghĩ, cân nhắc, thử nghiệm các lựa chọn. Khi trẻ đã đưa ra được quyết định, khi đó việc chia sẽ trở nên tự nhiên và thích hợp hơn. Như vậy, các bà mẹ không chỉ tôn trọng quá trình lựa chọn của con, mà còn giúp con phát triển khả năng ra quyết định độc lập và tự chủ trong tương lai.
Không khoe khoang về kết quả và tình trạng học tập của con
Nhiều trẻ không thích người khác bàn tán về kết quả học tập. Nhưng nhiều phụ huynh cho rằng, thành tích học tập của con rất tốt nên muốn khoe khoang ra bên ngoài.
Tuy nhiên, đây không hẳn là một điều tốt.
Trước hết, việc luôn khoe thành tích dễ gây áp lực quá mức cho trẻ.
Trẻ có thể học tập chăm chỉ để duy trì “danh dự” này, thậm chí vượt quá khả năng chịu đựng. Ở trong trạng thái áp lực cao này trong thời gian dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tinh thần, khiến trẻ chán nản, thậm chí sợ học.
Việc luôn khoe thành tích có thể ạo áp lực lên trẻ.
Ngoài ra, việc so sánh giữa các con dễ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Khi trẻ khác nghe bố mẹ khoe thành tích của người khác, dễ nảy sinh cảm xúc mặc cảm, ghen tị, điều này sẽ ảnh hưởng đến mối quan hệ thân thiện giữa các bạn cùng lớp.
Cuối cùng, việc luôn khoe thành tích của con không có lợi cho việc nuôi dưỡng những giá trị đúng đắn.
Trẻ có thể cảm thấy giá trị của bản thân chỉ phụ thuộc vào điểm số, mà bỏ qua sự phát triển của những phẩm chất và khả năng khác như lòng tốt, sự trung thực, lòng dũng cảm,...
Vì vậy, bố mẹ nên xem kết quả và tình trạng học tập của con với thái độ bình tĩnh và lý trí, dành cho trẻ sự tôn trọng, tin tưởng hoàn toàn.
Bố mẹ nên giữ kín những câu chuyện, bí mật riêng tư của con
Nhiều phụ huynh có thói quen kể lại những câu chuyện riêng tư của con, với mục đích mang tính giải trí hoặc coi đó như một trò đùa vui. Tuy nhiên, chúng ta cần hiểu rằng điều này có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến sự phát triển tâm lý và cảm xúc của trẻ.
Khi bố mẹ chia sẻ những thông tin cá nhân của trẻ một cách công khai, dù với ý định vui vẻ, trẻ sẽ cảm thấy lòng tự trọng và sự riêng tư của mình bị xâm phạm. Từ đó, trẻ có thể trở thành đối tượng chế nhạo, dẫn đến mất niềm tin vào bản thân và phát triển các mặc cảm.
Bố mẹ nên giữ kín những câu chuyện, bí mật riêng tư của con.
Những câu chuyện riêng tư, dù được chia sẻ trong bầu không khí thân mật, vẫn chứa đựng những điều rất nhạy cảm và ảnh hưởng đến sự tự tin. Vì vậy, bố mẹ cần hiểu rằng việc giữ bí mật những chuyện riêng tư của con là cách tốt nhất để tạo ra một môi trường tin tưởng và an toàn cho sự phát triển của trẻ.
Thay vì chia sẻ những câu chuyện này, bố mẹ nên tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ thân thiết, lắng nghe và chia sẻ cùng con những vấn đề chung. Điều này sẽ giúp trẻ cảm thấy được yêu thương, lắng nghe và sẽ góp phần quan trọng vào sự hình thành nhân cách, sự tự tin của trẻ.