Đứa trẻ hay khóc có 3 ưu điểm khi lớn lên mà những đứa trẻ khác không thể so sánh được

Kiều Trang - Ngày 10/06/2023 12:46 PM (GMT+7)

Đôi khi tiếng khóc của trẻ khiến không ít bố mẹ phiền não, nhưng trên thực tế thì đứa trẻ hay khóc lại có được 3 lợi thế sau khi trưởng thành.

Tiếng khóc có ý nghĩa khác nhau vào những ngữ cảnh khác nhau. Tiếng khóc đầu tiên của một đứa trẻ báo hiệu sự ra đời của một sự sống mới, và tiếng khóc này mang theo niềm vui của cuộc sống. Trước khi trẻ biết nói, tiếng khóc của trẻ sẽ phát ra như một loại "ngôn ngữ riêng": Mẹ ơi, con muốn uống sữa! Mẹ ơi, con buồn ngủ! Các nhu cầu khác nhau của trẻ sẽ được thể hiện qua tiếng khóc. 

Khi trẻ lớn lên, số lần trẻ khóc giảm dần cho đến khi trẻ trở thành người lớn và có thể kiểm soát được cảm xúc của mình tốt hơn. Tuy nhiên đối với một đứa trẻ, có đúng là càng ít khóc thì sẽ càng tốt hay không? Trên thực tế, nhiều bậc bố mẹ không thể nghe thấy tiếng khóc của con mình, và luôn cảm thấy tiếng khóc của con mình là tiêu cực. Nhưng thực ra thì khóc cũng như cười, cũng là một cách để bộc lộ cảm xúc.

Trong cuộc sống hàng ngày, sẽ không hiếm gặp một số bà mẹ từ khi con còn nhỏ, mỗi lần con khóc thì mẹ sẽ rất lo lắng, lập tức bỏ dở việc đang làm, chạy đến bế con lên dỗ dành. Rồi khi đứa trẻ lớn lên và có nhiều nhu cầu hơn, người mẹ luôn đáp ứng đứa trẻ ngay từ đầu, và đáp ứng các yêu cầu khác nhau của đứa trẻ. Bởi vì điều những người mẹ này sợ nhất chính là tiếng khóc của con, mỗi khi mắt con đỏ hoe, mẹ sẽ mất hết nguyên tắc.

Tuy nhiên trong một vài trường hợp đứa trẻ không thể ngừng khóc, mẹ sẽ sử dụng một số biện pháp dọa nạt. Ví dụ như "nếu còn khóc một lần nữa, mẹ sẽ bỏ con" hoặc "nếu còn khóc một lần nữa, chú cảnh sát sẽ bắt con"... Theo ý kiến ​​​​của một số bà mẹ có cách làm này, bất kể sử dụng phương pháp nào, miễn là có thể ngăn tiếng khóc của đứa trẻ ngay từ đầu thì đó là một phương pháp tốt.

Sau một thời gian dài, ai cũng khen đứa trẻ được giáo dục bởi những kiểu bố mẹ như thế đều hiểu chuyện. Trong khi những đứa trẻ khác lần lượt khóc lóc, thì đứa trẻ này lại giống như một người lớn, rất chín chắn vì hầu như không khóc để giải quyết vấn đề.

Nhiều bậc bố mẹ cũng có quan niệm giống nhau, những đứa trẻ hay khóc là yếu đuối và cố chấp, trong khi những đứa trẻ ít khóc là những đứa trẻ biết điều, ngoan ngoãn và nghe lời. Thế nhưng, phương pháp giáo dục này có thực sự đúng? Trẻ em không khóc có phải là điều tốt không? 

Thực tế đã chứng minh, những đứa trẻ hay khóc, so với những đứa trẻ không chịu khóc, sẽ có 3 lợi thế lớn khi trẻ trưởng thành. Ngược lại, phương pháp giáo dục con cái sai lầm của một số bố mẹ cấm con khóc là một kiểu gây hại, và nó sẽ âm thầm tạo ra những mối nguy không thể lường trước.

Những đứa trẻ hay khóc có lợi thế lớn so với những đứa trẻ khác khi lớn?

Đứa trẻ hay khóc có 3 ưu điểm khi lớn lên mà những đứa trẻ khác không thể so sánh được - 2

Đứa trẻ hay khóc có 3 ưu điểm khi lớn lên mà những đứa trẻ khác không thể so sánh được - 3

Mối quan hệ giữa các cá nhân hài hòa hơn

Những đứa trẻ hay khóc khi còn nhỏ sẽ có trí tuệ cảm xúc cao hơn khi lớn lên, so với những đứa trẻ luôn kìm chế cảm xúc muốn khóc của mình, đây là lợi thế lớn. Bởi vì những đứa trẻ được phép khóc sẽ thể hiện cảm xúc tốt hơn, và có thể hiểu cảm xúc của người khác hơn.

Những đứa trẻ như vậy có quyền tự do thể hiện cảm xúc của mình từ khi còn nhỏ, và trẻ sẽ không bị bố mẹ la mắng vì những cảm xúc chân thật nhất của mình. Hơn nữa, đứa trẻ cũng sẽ rất nhạy cảm với cảm xúc, biết cách quan sát lời nói và cảm xúc ngay từ khi còn nhỏ, khi lớn lên, kỹ năng này có thể giúp trẻ dễ dàng giải quyết các mối quan hệ giữa các cá nhân.

Ngược lại, những đứa trẻ luôn kìm chế không khóc thường ít nhạy cảm hơn với những thay đổi cảm xúc của người khác. Bởi vì đứa trẻ đã được dạy từ khi còn nhỏ là không được khóc nên sẽ luôn muốn khép mình lại, không muốn chia sẻ cảm xúc với ai, đồng thời cũng sẽ khó đồng cảm với cảm xúc của mọi người xung quanh.

Những đứa trẻ như vậy khi lớn lên dễ mắc chứng sợ xã hội, sợ người khác nhận ra cảm xúc thật của mình, không biết cách ứng xử với những người có cảm xúc khác nhau.

Đứa trẻ được tự do bộc lộ cảm xúc sẽ có khả năng đồng cảm với người khác cao hơn.

Đứa trẻ được tự do bộc lộ cảm xúc sẽ có khả năng đồng cảm với người khác cao hơn.

Đứa trẻ hay khóc có 3 ưu điểm khi lớn lên mà những đứa trẻ khác không thể so sánh được - 5

Khả năng chống thất vọng mạnh hơn

Bố mẹ đừng nghĩ con cái hay khóc là yếu đuối. Nhưng thực ra thì những đứa trẻ như vậy sẽ trở nên rất mạnh mẽ khi lớn lên. Khi gặp khó khăn, khả năng chống lại thất bại của trẻ sẽ mạnh mẽ hơn so với những đứa trẻ không chịu khóc. Vì khóc là một cách rất tốt để trút bầu tâm sự, và cách giải toả cảm xúc này lành mạnh, an toàn hơn những cách khác.

Dù luôn hy vọng con cái được sống một cuộc sống êm đềm không lo âu, nhưng bố mẹ nào cũng đều biết rằng trong hành trình của một đời người, sẽ luôn có những lần vấp ngã, khó khăn. Khi đối mặt với khó khăn và thất bại, những đứa trẻ tự do bộc lộ cảm xúc có thể thích tìm người để nói chuyện khi lạc lối, và con cũng sẽ được nạp đầy năng lượng sau khi khóc.

Còn những đứa trẻ không được tự do thể hiện cảm xúc từ nhỏ, khi gặp thất bại và thất vọng, trẻ thường chọn cách kìm nén hoặc chọn những cách cực đoan để trút bầu tâm sự. Chẳng hạn như nghiện rượu, hút thuốc,... Những đứa trẻ được cho là biết điều, không khóc khi lớn lên sẽ ít có khả năng chống lại sự thất vọng và dễ bị gục ngã trước những thất bại.

Khóc không phải là yếu đuối, mà là cách để giải toả cảm xúc tự nhiên và rất tốt cho trẻ.

Khóc không phải là yếu đuối, mà là cách để giải toả cảm xúc tự nhiên và rất tốt cho trẻ.

Đứa trẻ hay khóc có 3 ưu điểm khi lớn lên mà những đứa trẻ khác không thể so sánh được - 7

Khả năng gặp các vấn đề tâm lý thấp

Những đứa trẻ hay khóc cũng ít có khả năng mắc bệnh tâm thần khi lớn lên. Tâm lý của trẻ sẽ lành mạnh hơn, bởi vì trẻ không cần phải kìm nén khi gặp phải bất cứ điều gì, và có thể tìm ra cách thích hợp để trút bỏ cảm xúc của mình.

Sự xuất hiện của bệnh tâm thần thường liên quan đến sự tích tụ của cảm xúc. Các cảm xúc tiêu cực khác nhau được trộn lẫn và tích tụ trong lòng, càng về lâu về dài "trái tim nhỏ bé" của chúng ta sẽ bị quá tải.

Chính vì vậy, nhiều bậc bố mẹ hiện nay không đòi hỏi con mình phải là đứa trẻ biết điều, mà để cho con tự do vui, giận, buồn, khóc, cười thoải mái, đồng hành cùng con tiêu hóa những cảm xúc tiêu cực.

Bằng cách này, khi trẻ phải đối mặt với nhiều áp lực khác nhau trong tương lai, trẻ cũng có thể tìm thấy "lối thoát" cho cảm xúc. Những đứa trẻ này sẽ không sợ ánh mắt của người khác, có thể sống vì bản thân mình tốt hơn, cũng sẽ không dễ trở thành một kẻ nịnh hót và không dễ đi đến cực đoan. 

Ngược lại, những đứa trẻ được dạy kìm nén không được khóc khi gặp phải điều gì đó từ khi còn nhỏ sẽ dễ suy sụp, và không thể tự chữa lành vết thương khi trưởng thành.

Đứa trẻ kìm nén không khóc dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sẽ dễ có nguy cơ bị mắc bệnh tâm thần cao.

Đứa trẻ kìm nén không khóc dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, sẽ dễ có nguy cơ bị mắc bệnh tâm thần cao.

Con trai 3 tuổi vô tình nhỏ keo 502 vào mắt, ông bố cứu con bằng một hành động không ai ngờ tới
Trẻ nhỏ nghịch ngợm là điều khó kiểm soát, nhưng bố mẹ cũng cần chú ý để có thể bảo vệ con trong những tình huống nguy hiểm.

Phương pháp giáo dục sớm

Theo Kiều Trang Dịch từ Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic