Đứa trẻ thường xuyên được bố mẹ ôm, sau 3 tuổi sẽ khác biệt rõ rệt về tính cách và trí tuệ

Thi Thi - Ngày 12/08/2023 00:00 AM (GMT+7)

Có nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng, việc bố mẹ ôm trẻ sơ sinh mang lại nhiều lợi ích quan trọng cho sự phát triển của trẻ.

Cách bố mẹ nuôi dạy có tác động đáng kể đến quá trình trưởng thành của trẻ, thậm chí một số chi tiết nhỏ có thể quyết định tính cách khi con lớn lên. Việc tiếp xúc với con cái có vẻ đơn giản nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến tương lai của đứa trẻ.

Một số nhà khoa học đã thực hiện các nghiên cứu với 61 trẻ em và phát hiện rằng, những đứa trẻ thường xuyên tiếp xúc da kề da sớm, ôm, hôn, massage từ bé sẽ có tốc độ phát triển về thể chất và tinh thần tốt hơn.

Sự khác biệt giữa những đứa trẻ được bố mẹ ôm thường xuyên, và những đứa trẻ hiếm khi được ôm thể hiện rõ ràng nhất qua 3 khía cạnh sau đây.

Đứa trẻ thường xuyên được bố mẹ ôm, sau 3 tuổi sẽ khác biệt rõ rệt về tính cách và trí tuệ - 2

3 khác biệt khi trẻ được bố mẹ ôm thường xuyên

Đứa trẻ thường xuyên được bố mẹ ôm, sau 3 tuổi sẽ khác biệt rõ rệt về tính cách và trí tuệ - 3

Trẻ cảm thấy an toàn, tính cách tích cực

Những đứa trẻ thường được ôm khi còn nhỏ có xu hướng hướng ngoại, tự tin hơn và duy trì thái độ tích cực đối với cuộc sống. Điều này thực tế phản ánh việc trẻ cảm thấy an toàn và bình yên hơn, và nguồn gốc của sự an toàn này thường xuất phát từ thời thơ ấu về việc được bố mẹ ôm.

Ngược lại, những đứa trẻ không được ôm thường xuyên thường có tính cách nhút nhát, hướng nội hơn và thiếu sự tự tin trong bản thân.

Những đứa trẻ thường được ôm khi còn nhỏ có xu hướng hướng ngoại, tự tin hơn.

Những đứa trẻ thường được ôm khi còn nhỏ có xu hướng hướng ngoại, tự tin hơn.

Trẻ phát triển trí não tốt hơn

Bố mẹ thường xuyên chạm vào con sẽ tác động to lớn đến sự phát triển trí não, có thể năng kích thích hoạt động liên tục của hệ thần kinh và phát triển tốt hơn.

Điều này được giải thích bởi việc đụng chạm tạo ra một lượng tín hiệu thần kinh phong phú, làm tăng hoạt động não bộ của trẻ. Đồng thời, có thể làm cho trẻ nhạy bén, tư duy sắc sảo và trí nhớ rõ ràng hơn. Có thể hiểu đơn giản, những cái ôm của bố mẹ thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và giúp trẻ thông minh, mạnh mẽ và năng động hơn.

Ngược lại, những đứa trẻ khi còn nhỏ thường không có đủ tác nhân để kích hoạt thần kinh và não bộ, trong một số hoạt động sẽ phản ứng chậm hơn. 

Trí tuệ cảm xúc (EQ) phát triển tốt

Việc ôm trẻ thường xuyên góp phần vào sự phát triển tình cảm tốt hơn, mang lại một cuộc sống tình cảm phong phú cho trẻ. Điều này cũng thúc đẩy phát triển trí tuệ cảm xúc và nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc của trẻ.

Trong khi đó, những đứa trẻ ít được ôm thường không trải qua sự thích thú cảm xúc khi còn nhỏ, vì vậy trẻ thường có nhận thức và khả năng kiểm soát cảm xúc tự nhiên yếu hơn, từ đó quá trình phát triển trí tuệ cảm xúc chậm hơn. 

Tuy việc ôm trẻ có nhiều lợi ích, nhưng bố mẹ vẫn nên chú ý tiếp xúc và ôm con đúng cách, nhằm thúc đẩy trẻ phát triển cả về thể chất và tinh thần, đồng thời tạo nền tảng tốt cho sự phát triển trong tương lai.

Việc ôm trẻ thường xuyên góp phần vào sự phát triển tình cảm tốt hơn.

Việc ôm trẻ thường xuyên góp phần vào sự phát triển tình cảm tốt hơn.

Đứa trẻ thường xuyên được bố mẹ ôm, sau 3 tuổi sẽ khác biệt rõ rệt về tính cách và trí tuệ - 6

Bố mẹ lưu ý 3 điều khi ôm, bế trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Tuỳ theo độ tuổi của trẻ mà áp dụng phương pháp bế phù hợp

Trẻ sơ sinh thường phù hợp với phương pháp bế tay đỡ, trong đó người bế sẽ sử dụng tay để hỗ trợ trẻ và giữ cho cơ thể của trẻ ở một tư thế thoải mái.

Khi trẻ lớn hơn một chút cơ và xương cổ đã phát triển, phương pháp bế ngang sẽ phù hợp hơn. Trong phương pháp này, người bế sẽ đặt một tay dọc theo lưng và cổ để đỡ đầu của trẻ, trong khi tay còn lại sẽ được sử dụng để hỗ trợ thân trên và dưới của trẻ.

Phương pháp bế tay đỡ là một cách an toàn và đáng tin cậy để bế trẻ sơ sinh, giúp trẻ cảm thấy an toàn và bảo vệ cơ thể của trẻ khỏi căng thẳng không cần thiết. Khi cơ và xương cổ của trẻ đã phát triển đủ, sử dụng phương pháp bế ngang là lựa chọn tốt. Nó cho phép trẻ có sự đỡ đầu đầy đủ và hỗ trợ cần thiết trong quá trình bế lâu hơn.

Việc lựa chọn phương pháp bế phù hợp không chỉ mang lại sự thoải mái cho trẻ, mà còn giúp tăng cường mối quan hệ gắn kết giữa người bế và trẻ. Đối với trẻ sơ sinh, việc cảm nhận được sự an toàn và sự quan tâm từ người lớn là rất quan trọng để thúc đẩy sự phát triển, tạo nền tảng cho một cuộc sống khỏe mạnh và tự tin.

Tuỳ theo độ tuổi của trẻ mà áp dụng phương pháp ôm, bế phù hợp.

Tuỳ theo độ tuổi của trẻ mà áp dụng phương pháp ôm, bế phù hợp.

Tránh ôm lắc mạnh

Một số bậc bố mẹ có thói quen ôm và lắc khi đưa trẻ đi ngủ, vì tin rằng cách này sẽ giúp trẻ ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, thực tế là việc bế lắc trẻ có thể gây ra "hội chứng rung lắc" và tiềm ẩn những nguy hiểm.

Hội chứng rung lắc là một tình trạng khi trẻ bị lắc mạnh và đột ngột, làm rung chấn não và gây ra tổn thương não. Những biểu hiện của hội chứng rung lắc có thể bao gồm: Rối loạn hô hấp, co giật, mất ý thức, sưng não và thậm chí có thể gây tử vong.

Do đó, bố mẹ nên hiểu rõ về rủi ro của hội chứng rung lắc và hạn chế áp dụng phương pháp này. Thay vào đó, có nhiều cách khác để giúp trẻ đi vào giấc ngủ sâu và an lành, như tạo một môi trường yên tĩnh, cung cấp sự an ủi và thân thiện, thiết lập một thói quen đi ngủ đều đặn.

Tránh ôm trẻ ngủ trong thời gian dài

Việc ôm và ru con ngủ là thói quen mà nhiều bố mẹ thích thực hiện. Tuy nhiên, hành động này có thể ảnh hưởng đến sự phát triển cột sống của trẻ, gây ra các vấn đề như vai cao thấp hoặc vẹo cột sống. Ngoài ra, nếu không cẩn thận, việc che kín miệng và mũi của trẻ trong quá trình ôm có thể khiến trẻ bị ngạt thở.

Đó là lý do tại sao bố mẹ cần đưa ra sự chăm sóc chu đáo, kiên nhẫn, ân cần và cẩn thận để đảm bảo an toàn và phát triển tốt hơn cho con khi lớn lên.

Thay vì ôm và ru con ngủ quá lâu, bố mẹ nên tạo một môi trường yên tĩnh và thoải mái cho trẻ, sử dụng những kỹ thuật an ủi khác như hát ru, vuốt ve nhẹ nhàng.

Thay vì ôm và ru con ngủ quá lâu, bố mẹ nên tạo một môi trường yên tĩnh và thoải mái cho trẻ.

Thay vì ôm và ru con ngủ quá lâu, bố mẹ nên tạo một môi trường yên tĩnh và thoải mái cho trẻ.

10 loại trái cây siêu bổ não cho bé thông minh
Một số loại trái cây chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho não bổ, trẻ ăn đủ hỗ trợ trí thông minh phát triển.

Dạy con 1-3 tuổi

Theo Thi Thi Dịch từ: Sohu
Nguồn: [Tên nguồn]

Tin liên quan

Tin bài cùng chủ đề Infographic