Mẹ chạm vào 4 bộ phận cơ thể bé nhiều hơn, có thể kích thích dây thần kinh não bộ.
Từ sơ sinh đến 3 tuổi, não trẻ đang phát triển với tốc độ cao. Các bà mẹ thường hiểu rõ tầm quan trọng của giai đoạn này đối với sự phát triển trí não, nên sẽ cố gắng tập trung vào quá trình chăm sóc.
Đôi khi việc chạm vào các bộ phận trên cơ thể trẻ sẽ kích thích dây thần kinh não bộ phát triển tốt hơn.
Nếu mẹ chạm thường xuyên vào 4 bộ phận, là cơ hội giúp trẻ bật "công tắc thông minh".
Chạm vào chân: Cải thiện khả năng trao đổi chất
Bàn chân, nằm ở cuối các chi dưới, là phần xa nhất so với tim trong cơ thể. Việc thường xuyên chạm vào lòng bàn chân không chỉ đơn thuần là một hành động âu yếm, mà còn có tác dụng tích cực trong việc cải thiện khả năng trao đổi chất.
Khi mẹ nhẹ nhàng tiếp xúc với bàn chân của bé, điều này có thể thúc đẩy lưu thông máu, bạch huyết, kích thích các vùng phản xạ và huyệt đạo, từ đó loại bỏ các chất thải tích tụ trong cơ thể.
Chạm vào chân giúp cải thiện khả năng trao đổi chất.
Khi trẻ được 2 tháng tuổi, việc chăm sóc đôi chân càng trở nên quan trọng. Trong giai đoạn này, trí thông minh và thể chất của trẻ phát triển mạnh mẽ, sự kết nối giữa các dây thần kinh cũng đang hình thành. Việc chạm và xoa bóp bàn chân mang lại cảm giác dễ chịu, tác động tích cực đến các huyệt đạo, trẻ cảm nhận được sự thoải mái và an toàn.
Hơn nữa, hành động chạm vào chân trẻ còn là một cách thể hiện tình yêu thương từ phía bố mẹ. Trẻ cảm thấy được quan tâm và chăm sóc, củng cố mối quan hệ gắn bó. Sự gần gũi này tạo ra một nền tảng vững chắc cho sự phát triển cảm xúc và tâm lý.
Chạm vào đôi bàn tay: Mở ra cánh cửa kích thích thần kinh não bộ
Bàn tay luôn được xem là “bộ não thứ hai”. Những động tác tinh tế và khéo léo khi chạm vào tay hỗ trợ phát triển trí não.
Khi bố mẹ thường xuyên chạm vào bàn tay nhỏ bé, tạo ra sự kết nối về mặt cảm xúc, kích thích sự phát triển của các kết nối nơ-ron.
Những cái chạm nhẹ nhàng, vuốt ve kích thích não bộ, xây dựng những mối liên kết quan trọng trong não, từ đó tăng cường khả năng nhận thức và tư duy.
Bố mẹ hãy dành thời gian chạm vào lòng bàn tay, đầu ngón tay để rèn luyện sự phối hợp động tác. Khi thực hiện những hành động này, não bộ sẽ ghi nhận và củng cố các kết nối thần kinh, trở nên nhanh nhẹn hơn trong tư duy và hiệu quả hơn trong các hoạt động hàng ngày.
Chạm vào đôi bàn tay kích thích thần kinh não bộ.
Chạm vào bụng: Giúp trẻ tiêu hóa tốt
Đối với trẻ sơ sinh, chức năng tiêu hóa còn đang trong giai đoạn phát triển, và việc uống sữa sai tư thế có thể gây ra nhiều vấn đề không mong muốn.
Nếu trẻ không được đặt ở tư thế đúng khi bú, khí có thể dễ dàng tích tụ trong dạ dày, dẫn đến hiện tượng són sữa, bụng sôi ùng ục và xì hơi thường xuyên. Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, ảnh hưởng đến giấc ngủ và sự phát triển tổng thể.
Để hỗ trợ hệ tiêu hóa, bố mẹ nên thường xuyên chạm vào bụng con. Hành động này có thể thúc đẩy nhu động ruột và hỗ trợ quá trình tiêu hóa. Việc nhẹ nhàng xoa bụng giúp kích thích các cơ trong dạ dày hoạt động hiệu quả hơn, từ đó giảm thiểu tình trạng đầy hơi và khó chịu cho trẻ.
Chạm vào bụng giúp trẻ tiêu hóa tốt.
Phương pháp vuốt ve: Mẹ đặt bé nằm ngửa và thực hiện các động tác massage theo chiều kim đồng hồ, đồng thời tránh vùng rốn để đảm bảo an toàn và thoải mái.
Phương pháp này giúp cải thiện tiêu hóa, làm dịu tâm lý, thư giãn và an toàn hơn. Khi bụng được massage đúng cách, trẻ sẽ cảm thấy dễ chịu, từ đó làm tăng cảm giác thèm ăn và giúp ăn ngon miệng hơn.
Chạm vào lưng: Kích thích dây thần kinh cột sống
Thường xuyên vuốt ve lưng em bé có thể kích thích các dây thần kinh cột sống. Sự tiếp xúc vật lý này giúp trẻ cảm thấy an toàn, được yêu thương, hỗ trợ phát triển trí não và hệ thần kinh. Khi bố mẹ vuốt ve, não bộ của bé sẽ tiết ra hormone oxytocin, hormone của tình yêu, củng cố mối liên kết.
Khi vuốt ve lưng, hãy để trẻ nằm sấp. Bàn tay của mẹ như đôi cánh, nhẹ nhàng xoa lưng trẻ từ trong ra ngoài với những chuyển động êm ái. Các động tác này kích thích các dây thần kinh, cải thiện tuần hoàn máu, thư giãn và dễ chịu hơn.
Động tác vuốt ve còn có thể kết hợp với những âm thanh, như lời nói êm ái hoặc nhạc nền nhẹ nhàng, để tạo ra một không gian ấm áp, từ đó làm tăng cảm giác an toàn cho trẻ.
Chạm vào lưng kích thích dây thần kinh cột sống.
Nhiều bậc bố mẹ cho rằng việc chăm sóc trẻ chuyên nghiệp chỉ có thể được thực hiện bởi các bảo mẫu. Tuy nhiên, thực tế cho thấy rằng nếu nắm vững bản chất của việc chăm sóc, bố mẹ hoàn toàn có thể thực hiện tại nhà.
Bố mẹ có thể tìm hiểu qua sách vở, video hướng dẫn hoặc tham gia các lớp học chăm sóc trẻ để nắm vững các kỹ thuật vuốt ve phù hợp.
Hơn nữa, chính sự tương tác mang lại lợi ích cho cả bố mẹ. Những khoảnh khắc vuốt ve, ôm ấp làm tăng cảm giác hạnh phúc, gắn kết, bố mẹ cảm nhận được niềm vui, ý nghĩa trong việc nuôi dạy con. Thời gian dành cho trẻ, dù chỉ là những phút giây vuốt ve, đều có thể trở thành những kỷ niệm vô giá trong hành trình nuôi dưỡng và phát triển tình cảm gia đình.